• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cho vay tiền nhưng không có giấy tờ chứng minh liệu có đòi được không? Cách để lấy lại tiền cho vay khi không có giấy tờ chứng minh. Người vay tiền không trả tiền thì có bị xử lý vi phạm hành chính hay hình sự không khi mà việc cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh

  • Theo quy định pháp luật, cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không?
  • cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: tôi có cho  bà cô gần nhà tên là T nợ tiền nhưng không có giấy tờ. Bà ấy hứa 2 tháng sau sẽ trả nợ cho tôi. Có 1 vài tin nhắn khất nợ của bà đấy. Nhưng giờ Bà ấy quay ra cãi chửi nhau với tôi, nói đó là tiền đánh đề, tiền cờ bạc bà ấy thắng. Cãi rằng bà ý đánh đề chỗ tôi nhưng trúng đề mà tôi không trả tiền chứ không phải bà nợ tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có lấy lại được số tiền đó không khi tôi không có giấy tờ chứng minh đã cho bà ấy vay tiền? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về việc cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Cho vay tiền nhưng không có giấy tờ chứng minh được hiểu như thế nào?

     Hiện nay, giao dịch vay mượn tiền có thể nói là một trong những giao dịch rất phổ biến và rất dễ bắt gặp trên thực tế, với giá trị của giao dịch có thể từ vài trăm nghìn, đến vài trăm triệu hoặc có thể lớn hơn. Người ta có thể dễ dàng vay mượn nhau một khoản tiền thông qua một cuộc nói chuyện, một vài tin nhắn hay một cuộc điện thoại, và thường là giữa những người có mối quan hệ quen biết hoặc thân thiết với nhau nên trong những trường hợp như vậy, khi vay mượn nhau họ không lập hợp đồng hay văn bản làm căn cứ.        Những trường hợp như vậy được hiểu là cho vay tiền nhưng không có giấy tờ chứng minh. Vậy đối với những trường hợp như vậy, nếu bên vay không trả hoặc trả không đúng, không đủ số tiền đã mượn của bên cho vay thì bên cho vay phải làm thế nào để đòi lại được?

2. Việc cho vay tiền không lập giấy tờ có giá trị pháp lý không?

     Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự 2015 thì việc các bên vay tiền và cho nhau vay tiền được xác định là một giao dịch dân sự. Vậy điều kiện để giao dịch cho vay tiền này có hiệu lực là gì?

  Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  •   Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  •   Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  •  Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

     Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.  Theo đó, có thể thấy, điều kiện để giao dịch cho vay tiền có giá trị pháp lý là:

  • Bên vay và bên cho vay có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự;
  • Việc vay tiền và cho vay tiền là tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc;
  • Mục đích của giao dịch vay tiền không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

     Khi đã đáp ứng được các điều kiện nêu trên, việc lập thành văn bản không phải là điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực. Do đó, khi bạn cho bà T vay tiền nhưng không có giấy tờ thì giao dịch đó vẫn có giá trị pháp lý và làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên. Và bà T sau khi mượn tiền thì có nghĩa vụ phải trả cho bạn đúng và đầy đủ số tiền đó.

3. Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi được không? Làm thế nào để đòi được tiền?

     Như đã phân tích ở trên, trong trường hợp của bạn, mặc dù giao dịch vay tiền và cho vay tiền không được lập thành văn bản nhưng khi đáp ứng đủ điều kiện để giao dịch có hiệu lực thì bà T vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả lại số tiền đó cho bạn.      Tuy nhiên, hiện tại giữa bạn và bà T đang xảy ra tranh chấp, bà T không thừa nhận về việc có vay tiền của bạn. Do đó, bạn sẽ có nghĩa vụ phải thu thập các căn cứ để chứng minh về việc bạn cho bà T vay tiền và bà T có vay tiền của bạn.       Sau khi đã có đầy đủ chứng cứ để chứng minh bà T có vay tiền của bạn, bạn có thể thỏa thuận đàm phán, yêu cầu bà T trả lại tiền cho bạn theo một trong các cách thức sau đây:   

     Cách thứ nhất: bạn có thể gửi đơn đến thôn phố, khu dân cư hoặc UBND xã phường nơi bà T cư trú để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền can thiệp hòa giải, vận động, thuyết phục bà T để bà T thiện chí phối hợp với bạn giải quyết vấn đề.      Trên thực tế, bạn nên ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng phương án này để tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các bên.      Cách thứ hai: nếu khi áp dụng theo phương án thứ nhất không mang lại hiệu quả, bạn có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, đó là khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bà T đang cư trú hoặc làm việc.       Và theo quy định, để có thể khởi kiện được, bắt buộc bạn phải thu thập được chứng cứ chứng minh về việc bà T vay tiền của bạn. Ngoài ra, bạn còn phải cung cấp được các giấy tờ hoặc thông tin nhân thân của bà T để Tòa án có căn cứ thụ lý.      Lưu ý: Bạn có thể đến Tòa mua mẫu đơn khởi kiện có sẵn tại tòa án nơi bạn khởi kiện. Thời gian làm việc của Tòa án là từ thứ 2 đến hết thứ 6 nên bạn có thể nộp đơn khởi kiện vào những ngày này. Tuy nhiên, có nhiều tòa án ở các địa phương chỉ nhận đơn khởi kiện vào những ngày cố định trong tuần, bạn có thể liên hệ để được hướng dẫn cụ thể.

Về thành hồ sơ khởi kiện bao gồm: 

  • Đơn khởi kiện;
  • Giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Giấy tờ tùy thân của người bị kiện hoặc thông tin về nơi cư trú của họ có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của khởi kiện mà bạn đã thu thập được.

     Như vậy, trong trường hợp này của bạn, mặc dù khi bạn cho bà T vay tiền không lập văn bản giấy tờ có chữ ký của các bên, nhưng nếu bạn thu thập được chứng cứ chứng minh bạn có cho bà T vay tiền và bà T đã nhận số tiền vay đó từ bạn thì bạn vẫn hoàn toàn có căn cứ để khởi kiện yêu cầu bà T trả tiền cho bạn mà không bắ buộc phải có giấy tờ văn bản.

4. Tình huống tham khảo: Bên vay tiền không chịu trả, bên cho vay đăng thông tin lên MXH bị xử lý thế nào?

     Một người tên là M nợ tiền tôi nhưng không trả, lại còn đi nói xấu tôi với những người khác, ngày 13/11/2020 tôi có đăng hình ảnh M lên facebook để bóc phốt cũng như giải thích với mọi người rằng những gì mà M nói xấu tôi với mọi người là sai. M nói với tôi rằng nếu tôi không gỡ ảnh xuống và công khai xin lỗi trên facebook thì sẽ kiện tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi việc tôi đăng hình ảnh M lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật không? 

     Mạng xã hội Facebook ngày nay rất phổ biến trong xã hội hiện tại với hơn 2,7 tỷ người dùng trên khắp thế giới. Mọi người trên thế giới có thể kết nối với nhau thông qua mạng facebook. Bên cạnh những lợi ích mà facebook đem lại thì cũng có nhiều hệ lụy, tiêu biểu nhất là việc sử dụng hình ảnh của người khác đưa lên facebook nhằm bôi xấu người khác. Khi đưa hình ảnh của người khác lên facebook với mục đích bôi xấu họ, rất nhiều người sẽ tiếp cận được hình ảnh đó. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới người trong hình ảnh đó.

     Nên nếu bạn sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được sự đồng ý của họ, việc sử dụng hình ảnh đó gây ảnh hưởng đến người khác tùy theo mức độ bạn có thể bị xử lý.

Trường hợp 1: Hành vi gây hậu quả không nghiêm trọng: Chỉ bị xử phạt hành chính

     Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

     Theo căn cứ trên thì nếu hành vi của bạn không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc hậu quả ít nghiêm trọng thì chỉ bị xử phạt hành chính trong khoảng từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì mức xử phạt là mức trung bình của khung hình phạt là 15.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Hành vi gây hậu quả nghiêm trọng: Bị xử lý hình sự

     Việc đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội nhằm bôi xấu họ thì phạm tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

     Nếu sử dụng hình ảnh của người khác để bôi xấu, xúc phạm họ rất có thể sẽ bị xử lý về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác với mức phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

     Nếu sử dụng hình ảnh người khác làm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015. Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bài viết tham khảo:

   Hỗ trợ về nội dung bài viết.

     Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.

     Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

     + Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500

     + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033

     + Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi! 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178