Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
09:10 22/08/2019
Trong quá trình thực hiện, quyền đối với bất động sản liền kề không phải bất biến mà có thể sẽ có những thay đổi. Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng....
- Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
- quyền đối với bất động sản liền kề
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THAY ĐỔI VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật về thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lí:
- Bộ Luật Dân sự 2015
Nội dung kiến thức: Theo quy định tại điều 245 bộ luật dân sự 2015:
Điều 245. Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Trong quá trình thực hiện, quyền đối với bất động sản liền kề không phải bất biến mà có thể sẽ có những thay đổi. Ví dụ trong một số trường hợp như: mục đích sử dụng của bất động sản hưởng quyền thay đổi; tài sản trên mảnh đất hưởng quyền thay đổi; chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền chuyển nhượng nhà đất cho người khác… Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời gian hợp lý.
Song việc thay đổi cần thông báo ở đây là phải liên quan đến việc sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền, còn những thay đổi khác không liên quan thì không đặt ra trách nhiệm này. Ví dụ như chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền đổi tên, diện tích mảnh đất hưởng quyền có thay đổi sau khi đo đạc lại…
Quy định về thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề đặt ra trách nhiệm cho cả bên hưởng quyền và bên chịu hưởng quyền.
-
Trách nhiệm của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền
Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền có trách nhiệm thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời gian hợp lý. Việc đặt ra trách nhiệm thông báo sẽ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền thời gian để chuẩn bị về sự thay đổi đó. Trong quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về thời gian cụ thể (bao nhiêu ngày, tháng, năm) như ở các quy định khác của luật mà quy định một cách tương đối. Quy định này có thể gây khó khăn trong việc áp dụng luật, song cũng là hợp lí do sự thay đổi trong việc sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền có thể rất đa dạng nên tùy trường hợp mà một khoảng thời gian thế nào là cần thiết đối với chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền cũng sẽ rất khác nhau và điều này cần đến một sự linh hoạt.
-
Trách nhiệm của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này. Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền, cho nên sự thay đổi trong việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề hoàn toàn phụ thuộc vào chủ sở hữu của bất động sản hưởng quyền, chủ sở hữu của bất động sản chịu hưởng quyền không thể can thiệp mà chỉ tạo điều kiện cho họ, tất nhiên những thay đổi này vẫn phải nằm trong giới hạn của nguyên tắc thực hiện quyền đối với chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền đó là hợp lí với nhu cầu và tránh lạm quyền.
-
Vấn đề trách nhiệm nếu chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền không thông báo cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền.
Trách nhiệm thông báo trước được đề cập trong Điều 249 là một quy định mới của luật dân sự và yêu cầu đặt ra đối với chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền là phải thông báo trước trong một thời gian hợp lý. Vậy câu hỏi đặt ra nếu chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền lại không thông báo trước hoặc thông báo trước với một thời gian không hợp lý thì có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Và nếu việc không thông báo đó không gây ra thiệt hại gì cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền và trong trường hợp gây ra thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền thì họ có phải chịu trách nhiệm gì hay không? Đây là vấn đề mà luật dân sự cần bổ sung để tăng khả năng áp dụng luật trên thực tế đồng thời bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;