Thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên và của con nuôi theo Luật quốc tịch Việt Nam
20:54 01/11/2017
Thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên và của con nuôi theo Luật quốc tịch Việt Nam. Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc...
- Thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên và của con nuôi theo Luật quốc tịch Việt Nam
- thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CỦA CON NUÔI
Kiến thức của bạn:
Thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên và của con nuôi theo Luật quốc tịch Việt Nam.
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)
- Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam
Nội dung tư vấn về thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên và của con nuôi
1. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam
Khi có sự thay đổi về quốc tịch do nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam của cha mẹ thì quốc tịch của con chưa thành niên sinh sống cùng với cha mẹ cũng được thay đổi theo quốc tịch của họ.
Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ. Trường hợp cha hoặc mẹ được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam, nếu cha mẹ không thỏa thuận bằng văn bản về việc giữ quốc tịch nước ngoài của người con.
Sự thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định phải được sự đồng ý bằng văn bản của người con chưa thành niên.
2. Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Khi cha mẹ hoặc một trong hai người bị tước quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam thì quốc tịch của con chưa thành niên không thay đổi. [caption id="attachment_59164" align="aligncenter" width="378"] Quốc tịch của con chưa thành niên và của con nuôi[/caption]
3. Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên
Căn cứ vào Điều 37 Luật quốc tịch Việt Nam thì việc thay đổi quốc tịch của con nuôi chưa thành niên được thực hiện như sau:
- Trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em là người nước ngoài được công dân Việt Nam nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi.
- Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật quốc tịch Việt Nam gồm:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
- Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
- Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
- Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
- Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người con nuôi.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Ai có quyền có quốc tịch Việt Nam?
- Thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về vấn đề thay đổi quốc tịch của con chưa thành niên và của con nuôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;