• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05

  • Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức
  • Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THÀNH PHẦN HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

Kiến thức của bạn:

     Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn về  thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức

1. Hội đồng kỷ luật đối với công chức

     Điều 17 Nghị định 34/2011 NĐ-CP quy định người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật.

a. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật đối với công chức
  • Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
  • Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.

b. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật đối với công chức

  • Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng. Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
  • Việc họp Hội đồng kỷ luật phải được lập thành biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật.

     Lưu ý: Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. [caption id="attachment_86150" align="aligncenter" width="380"]Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức[/caption]

2. Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức

a. Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
  • Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
  • Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
  • Một Ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị công tác đó lựa chọn và cử ra;
  • Một Ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
  • Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật.
b. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
  • Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
  • Một Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan sử dụng công chức;
  • Một Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
  • Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
  • Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức.

     Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; chị, em dâu; anh, em rể hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.

    Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

    Để được tư vấn chi tiết về thủ tục xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178