• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức: Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng ...

  • Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức
  • Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC TRƯỜNG HỢP CHƯA XEM XÉT XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC

Kiến thức của bạn:

     Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

  • Luật cán bộ, công chức 2008;
  • Nghị định 34/2011 NĐ-CP quy định kỷ luật xử lý công chức

Nội dung tư vấn về các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức

     Ngày 17 tháng 05 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2011 có hiệu lực kể từ ngày 5 tháng 7 năm 2011. Nghị định này quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; việc áp dụng hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật.

     Việc xử lý kỷ luật đối với công chức phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

  • Khách quan, công bằng; nghiêm minh, đúng pháp luật.
  • Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
  • Trường hợp công chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau:

- Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành;

-  Nếu có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm pháp luật mới.

     Quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.

  • Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
  • Thời gian chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức trong các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật.
  • Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
  • Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức trong quá trình xử lý kỷ luật.

1. Các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với công chức

     Điều 3 Nghị định 34/2011 NĐ-CP quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật đối với công chức như sau:

  • Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
  • Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
[caption id="attachment_85572" align="aligncenter" width="410"]Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chứcvới công chức Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức[/caption]

2. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức

  • Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.
  • Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
  • Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

3. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật đối với công chức

  • Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật.
  • Phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
  • Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ.

      Để được tư vấn chi tiết về các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với công chức, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7: 1900 6178  hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: lienhe@luattoanquoc.com.

    Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Trân trọng /./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178