• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự...cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra..cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an

  • Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự
  • Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Kiến thức cho bạn:

     Quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về các cơ quan điều tra và thẩm quyền của các cơ quan điều tra đó.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Thẩm quyền của cơ quan điều tra vụ án hình sự  theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản liên quan.

     Thứ nhất, cơ quan điều tra hình sự bao gồm những ngành, đơn vị nào

     a. Quy định tại điều 1, pháp lệnh số 23/2004/PL- UBTVQH các cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự gồm có trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Viện kiểm sát cùng một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cụ thể:

  • Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:
    • Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);
    • Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an; Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh).
  • Trong Quân đội nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:
    • Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực;
    • Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
  • Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có các Cơ quan điều tra sau đây:
    • Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    • Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.

     b. Một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tại điều 4, nghị quyết số 02/2003/PL- UBTVQH:

  • Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định tại các điều 19, 20, 21 và 22 của Pháp lệnh này.
  • Các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại các điều 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này.

     Lưu ý: Cơ quan điều tra có thủ trưởng, phó thủ trưởng, điều tra viên. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền, quyền hạn trong phạm vi của cơ quan mình. [caption id="attachment_30271" align="aligncenter" width="239"]Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự[/caption]

     Thứ hai, thẩm quyền, quyền hạn của cơ quan điều tra

     a. Điều 110 bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền điều tra như sau:

  • Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
  • Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.
  • Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

     Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra

     b. Thẩm quyền điều tra của một số cơ quan khác: Quyền hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại điều 111 bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:

  • Khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình thì Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền:
    • Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
    • Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
  • Trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ngoài các Cơ quan điều tra quy định tại Điều 110 của Bộ luật này, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm, thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
  • Khi tiến hành hoạt động điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình phải thực hiện đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng đối với hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra của các cơ quan này.
  • Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:      Tố cáo người vu khống theo quy định của pháp luật      Cấu thành tội đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 Để được tư vấn chi tiết về Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
    Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178