Thẩm quyền dân sự của tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
09:23 22/07/2017
thẩm quyền dân sự của tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, Thẩm quyền dân sự của tòa án được tiếp cận dưới 3 góc độ là thẩm quyền ...
- Thẩm quyền dân sự của tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
- Thẩm quyền dân sự của tòa án
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Kiến thức của bạn:
Thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Trong quan hệ dân sự, khả năng các chủ thể có thể bị xâm phạm về quyền và lợi ích là rất lớn. Vì vậy, nếu pháp luật chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các nên trong pháp luật nột dung là chưa đủ mà cần có một cơ chế để đảm bảo quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế. Một trong các cơ chế đó là Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật nội dung theo tố tụng dân sự.
Để hiểu về thẩm quyền dân sự của tòa án trong vụ việc dân sự thì cần phải xác định những vấn đề mấu chốt sau đây:
1. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án”.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án được tiếp cận dưới 3 góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền theo cấp và thẩm quyền theo lãnh thổ. Có thể thấy việc phân định rõ ràng thẩm quyền dân sự của Tòa án thành từng mảng như vậy sẽ giúp cho việc xác định nhiệm vụ giữa các Tòa một cách hợp lý, tránh sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự.
Ngoài ra, việc quy định rõ như vậy sẽ giúp đương sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của mình một các dễ dàng, nhanh chóng, đỡ tốn kém thời gian tiền bạc khi nộp đơn khởi kiện trước tòa án.
2. Thẩm quyền theo loại việc của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
2.1 Cơ sở để xác định thẩm quyền theo loại việc của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Cơ sở để xác định những loại việc thẩm quyền của Tòa án được dựa trên hai khía cạnh.
Một là, tầm quan trọng của tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Trong lĩnh vực dân sự, pháp luật quy định cho các chủ thể có nhiều phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mỗi phương thức đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, phương thức giải quyết bằng con đường tòa án lại có ưu điểm vượt trội hơn cả. Phán quyết của Toà án được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước. Khi đã có phán quyết của Tòa án mà các chủ thể không tự giác thực hiện thì sẽ phải chịu cưỡng chế của Nhà nước để đảm bảo cho quyền, lợi ích của phía bên kia.
Hai là, việc quy định thẩm quyền theo loại việc của tòa án được xuất phát từ tính chất của quan hệ pháp luật nội dung mà tòa án cần giải quyết.
Các quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được quy định trong các văn bản pháp luật nội dung. Pháp luật nội dung sẽ chứa đựng những quy phạm để điều chỉnh các vụ việc dân sự. Theo đó, các quy định về tố tụng dân sự của tòa án theo loại việc cũng phải xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật nội dung.
Trong quan hệ dân sự thì thẩm quyền của tòa án đối với tranh chấp dân sự và yêu cầu dân sự cũng có quy định khác biệt, nếu giữa đương sự nảy sinh tranh chấp thì sẽ được xếp vào giải quyết vụ việc dân sự, còn nếu giữa các đương sự chỉ yêu cầu công nhận, không công nhận một sự kiện pháp lí hay một quyền dân sự thì yêu cầu đó được xếp vào các việc dân sự.
2.2 Những loại việc thuộc thẩm quyền theo loại việc của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Lĩnh vực |
Dân sự |
HN&GĐ |
Kinh doanh, thương mại |
Lao động |
Tranh chấp |
điều 26 |
điều 28 |
điều 30 |
điều 32 |
Yêu cầu |
điều 27 |
điều 29 |
điều 31 |
điều 33 |
3. Thẩm quyền theo cấp Tòa của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
3.1 Cơ sở của việc phân định thẩm quyền theo cấp Tòa của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự
Ở Việt Nam, hệ thống tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ. Trong các tòa án thì chỉ có tòa án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tỉnh là có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ việc dân sự. Việc phân định như vậy là do tính chất phức tạp của từng vụ việc, hệ thống tổ chức tòa án, trình độ chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật đối với từng vụ việc cần giải quyết. Mặt khác, việc phân định như vậy đảm bảo sự thuận lợi tham gia tố tụng cho các đương sự
a. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
Theo quy định tại điều 35 của BLTTDS 2015 có quy định thẩm quyền của TAND cấp huyện.
1.Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình theo điều 26 của bộ luật này, trừ tranh chấp theo quy định tại khoản 7 điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại theo quy định tại khoản 1 điều 30
c ) Tranh chấp về lao động theo điều 32 của Bộ luật này;
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1,2,3,4,6,7,8,9 và 10 của điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1,2,3,4,5,6,7,8,10 và 11 điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động tại khoản 1 và khoản 5 điều 33 của Bộ luật này.
3.Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4.Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha mẹ và con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
b. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
1.Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, loa động quy định tại các điều 26,28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26,28,30, 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện tại khoản 1 và khoản 4 điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 điều 35 của Bộ luật này;
2.Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của tòa án nhân dân cấp huyện. [caption id="attachment_41625" align="aligncenter" width="485"] thẩm quyền dân sự của tòa án[/caption]
4. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
- Cơ sở phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ
Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo cấp lãnh thổ là việc phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án cùng cấp với nhau. Việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ để đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc được nhanh chóng, đảm bảo quyền tự định đoạt cho đương sự. Ví dụ: Trường hợp nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có điều kiện giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết việc dân sự.
- Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
Thẩm quyền dân sự của Tòa án hiện nay được quy định tại điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Theo quy định tại điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì ta thấy có sự phân chia thành hai loại việc là thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự và thẩm quyền giải quyết việc dân sự của tòa án theo lãnh thổ.
- Đối với vụ án dân sự.
Về tinh thần chung thì cả bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và bộ luật tố tụng dân sự 2015 đều quy định:
Đối với tranh chấp, yêu cầu liên quan đến bất động sản thì sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án nơi có bất động sản. Bởi lẽ, bất động sản là loại tài sản gắn liền với đất không thể dịch chuyển được, và thông thường các goaáy tờ liên quan đến bấtd dộng sản đó sẽ do cơ quan nhà đất, chính quyền địai phương nơi có đất nơi giữ. Do đó, tòa án nơi có bất động sản sẽ dễ dàng xác minh, thu thập chứng cứ, giấy tờ cho việc giải quyết vụ việc.
Đối với vụ án không phải là tranh chấp, yêu cầu về bất động sản thì tòa án có thẩm quyền là tòa án nơi bị đơn, người bị yêu cầu là cá nhân, cơ quan tổ chức làm việc. Việc quy định như vậy đã tạo thuận lợi cho bị đơn tham gia tố tụng .
Ngoài ra nguyên đơn và bị đơn cũng có thể thỏa thuận tòa án giải quyết là tòa án nơi nguyên đơn có cư trú, làm việc.
- Đối với việc dân sự.
Đối với thẩm quyền giải quyết việc dân sự của tòa án theo lãnh thổ về nguyên tắc vẫn đảm bảo sự thuận lợi cho cho người bị yêu cầu tham gia tố tụng, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được tiến hành nhành chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo chủ động cho nguyên đơn tham gia tố tụng, người yêu cầu đảm bảo quyền lợi cho mình nhà làm luật đã quy định có một số trường hợp đặc biệt ngoại lệ tại các điểm khoản 2 tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi gửi đơn có trụ đ, g,h,i,k,m,n. Cụ thể đó là
- Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành án ở Việt Nam. Việc không công nhận một bản án,quyết định dân sự, kinh doanh, thương mại sẽ dẫn đến hậu quả là quá trình thi hành án không được diễn ra.
Do vậy, không đòi hỏi tòa án nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc, có trụ sở làm việc của người phải thi hành án mà người gửi đơn yêu cầu có thể nộp tại tòa án nơi sinh cư trú, làm việc có trụ sở để đảm bảo quyền và lợi ích cho mình.
- Tòa án nơi việc đăng kí kết hôn trái pháp luật thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Nhà làm luật quy định như vậy bởi lẽ căn cứ vào nơi phát sinh ra sự kiện pháp lý là việc đăng ký kết hôn trái pháp luật. Tòa án nơi đăng kí kết hôn trái pháp luật đã tiến hành việc xác minh, quản lý hồ sơ vụ việc. Do vậy, khi tiến hành khắc phục sai lầm thì chính tòa án ở đó sẽ tiến hành khắc phục sai lầm của mình.
- Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận việc nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn;
- Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.
Đối với hai trường hợp này thì nhà làm luật căn cứ trên cơ sở đã có sự đồng thuận của cả hai bên. Tính chất của việc dân sự này được tiến hành trên cơ sở thỏa thuận của đương sự về những vấn đề quan hệ vợ chồng, tài sản, con cái, cấp dưỡng, chia tài sản. Do vậy, tòa án một trong các bên thỏa thuận sẽ có thẩm quyền giải quyết việc dân sự.
- Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
- Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;
- Tòa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;
Để đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự pháp luật còn quy định cho phép nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án giải quyết vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Như vậy, có thể thấy tùy vào tính chất của vụ việc cụ thể mà nhà làm luật quy định tòa án có thẩm quyền dân sự tiến hành giải quyết. Các quy định đó đều nhằm đảo bảo cho các đương sự tham gia tố tụng, đảm bảo quyền tự định đoạt của họ cũng như đảm bảo cho Tòa án giải quyết nhanh chóng vụ việc dân sự.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ
- Trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Để được tư vấn chi tiết về Thẩm quyền dân sự của tòa án, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.