Thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh theo quy định
15:43 05/03/2020
Theo quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp lại giấy chứng sinh cụ thể như sau:a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản;...
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh theo quy định
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh
Câu hỏi của bạn về thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh
Câu trả lời của Luật sư về thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh như sau:
1. Cơ sở pháp lý về thẩm quyền Giấy chứng sinh
- Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng sinh
- Thông tư 27/2019/TT-BYT quy định cấp và sử dụng Giấy chứng sinh
2. Nội dung tư vấn về thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh
Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn muốn tìm hiểu về vấn đề về thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh. Đối với câu hỏi trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
2.1. Quy định của pháp luật về thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp lại giấy chứng sinh cụ thể như sau:
Điều 2. Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh
a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
b) Nhà hộ sinh;
c) Trạm y tế cấp xã;
d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Thẩm quyền cấp Giấy chứng sinh
2.2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh
Theo thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế quy định về thủ tục cấp giấy chứng sinh cụ thể như sau:- Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh tại Phụ lục 01 hoặc Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư 17/2012 TT- BYT quy định cấp và sử dụng giấy chứng sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 17/2012 TT- BYT và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
- Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư 17/2012 TT- BYT. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Kết luận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp Giấy chứng sinh theo quy định, trạm y tế xã/ phường/thị trấn có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ theo quy định, đối chiếu thông tin, xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 10 ngày làm việc.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục cấp lại giấy chứng sinh theo quy định của pháp luật
- Đăng ký khai sinh cho con khi không có giấy chứng nhận kết hôn được không?
Để được tư vấn chi tiết về thẩm quyền cấp giấy chứng sinh, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Ngọc Ánh