• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ngày 18/06/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân;

  • Tải Thông tư 01/2020/TT-TANDTC
  • Thông tư 01/2020/TT-TANDTC
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THÔNG TƯ 01/2020/TT-TANDTC

     Ngày 18/06/2020, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân;

     Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân có hiệu lực từ ngày 10/8/2020;

     Dưới đây là nội dung Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân:

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2020/TT-TANDTC

Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2020

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân s 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức s 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức s 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn c Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Cán bộ, công chức s 22/2008/QH12 và Luật Viên chức s 58/2010/QH12;

Căn cứ Luật Khiếu nại s 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật T cáo s 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Theo đ nghị của Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân ti cao;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về gii quyết khiếu nại, t cáo trong Tòa án nhân dân.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân; trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng; khiếu nại trong việc bắt giữ tàu biển theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển; khiếu nại trong việc bắt giữ tàu bay theo Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay; khiếu nại việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân; khiếu nại trong quá trình giải quyết phá sản theo Luật Phá sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.\ [caption id="attachment_198007" align="aligncenter" width="450"] Thông tư 01/2020/TT-TANDTC[/caption]

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân hoặc cán bộ, công chức, viên chức thực hiện quyền khiếu nại; cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền trong Tòa án nhân dân có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết khiếu nại.

2. Thông tư này áp dụng đối với cá nhân trong việc thực hiện quyền tố cáo; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong Tòa án nhân dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc giải quyết tố cáo.

3. Thông tư này không áp dụng đối với Tòa án quân sự các cấp.

4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua hoạt động thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định khác có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật.

2. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo phải bảo đảm an toàn cho người khiếu nại, người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khiếu nại trong Tòa án nhân dân bao gồm:

a) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ;

b) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý, sử dụng ngân sách, xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý tài sản công;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử của Tòa án nhân dân;

d) Khiếu nại quyết định kỷ luật công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân;

đ) Khiếu nại các quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định tại Điều 48 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

e) Khiếu nại quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong Tòa án nhân dân liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường oan, sai theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân, của người có thẩm quyền trong Tòa án nhân dân về quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực hoạt động khác của Tòa án theo quy định của pháp luật.

2. Tố cáo trong Tòa án nhân dân bao gồm:

a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân các cấp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

c) Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân vi phạm chuẩn mực, phẩm chất đạo đức, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán;

d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án là tố cáo hành vi vi phạm của bất kỳ cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Tòa án nhân dân về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án là quản lý nhà nước về hoạt động xét xử theo chức năng của Tòa án nhân dân.

Điều 5. Sử dụng biểu mẫu văn bản trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Tòa án nhân dân

Việc ban hành các văn bản trong quá trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân được thực hiện theo 19 biểu mẫu từ số 01 đến số 19 ban hành kèm theo Thông tư này. [caption id="attachment_198003" align="aligncenter" width="450"] Thông tư 01/2020/TT-TANDTC[/caption]

Chương II

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN

Mục 1. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:

a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.

4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các khiếu nại sau:

a) Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh Tòa án nhân dân tối cao;

b) Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, của công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Điều 7. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, người đứng đầu các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

1. Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và những nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện theo chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2. Người đứng đầu đơn vị có chức năng thanh tra tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp mình tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền.

...................................................................

>>> Tải Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân

Bài viết tham khảo Thông tư 01/2020/TT-TANDTC:

     Để được tư vấn chi tiết về Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật dân sự: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Quỳnh Mai

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178