Tài sản và tài chính của quỹ từ thiện, quỹ xã hội
14:09 08/08/2019
Tài sản và tài chính của quỹ từ thiện, quỹ xã hội Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm: Tiền đồng Việt Nam; tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam....
- Tài sản và tài chính của quỹ từ thiện, quỹ xã hội
- tài chính của quỹ từ thiện
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tài sản và tài chính của quỹ từ thiện, quỹ xã hội
Kiến thức của bạn:
Quy định của tài sản và tài chính của quỹ từ thiện, quỹ xã hội.
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Tài sản bao gồm hiện vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
1/ Tài sản đóng góp thành lập quỹ
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ gồm:
- Tiền đồng Việt Nam;
- Tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác) của công dân, tổ chức Việt Nam là sáng lập viên của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ phải do tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp định giá, thời điểm định giá tài sản không quá 06 (sáu) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ xin thành lập quỹ.
- Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:
- Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 5.000.000.000 (năm tỷ);
- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.000.000.000 (một tỷ);
- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100.000.000 (một trăm triệu);
- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20.000.000 (hai mươi triệu)
- Đối với quỹ có tài sản của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập; Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài sản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:
- Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 7.000.000.000 (bảy tỷ);
- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.000.000.000 (ba tỷ);
- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.000.000.000 (một tỷ);
- Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 500.000.000 (năm trăm triệu).
- Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
2/ Tài sản, tài chính của quỹ
- Nguồn tài sản, tài chính của quỹ bao gồm:
- Tiền đồng Việt Nam và tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (bao gồm: Hiện vật, ngoại tệ, giấy tờ có giá, các quyền tài sản và các loại tài sản khác) của các cá nhân, tổ chức dưới hình thức hợp đồng ủy quyền, hiến tặng, di chúc của người để lại tài sản hoặc các hình thức khác góp vào quỹ. Cá nhân, tổ chức đã góp tài sản vào quỹ không còn quyền sở hữu và trách nhiệm dân sự với tài sản đó. Đối với tài sản là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ, quyền tài sản phải được định giá bởi tổ chức thẩm định giá được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Các khoản sinh lời từ tài sản, tài chính của quỹ;
- Tài sản, tài chính hợp pháp khác.
- Tài sản, tài chính của quỹ được sử dụng để đảm bảo hoạt động ban đầu của quỹ, chi cho các nhiệm vụ phù hợp với điều lệ của quỹ và quy định của pháp luật.
- Đối với tài sản là tiền đồng Việt Nam có số lượng từ 50 (năm mươi) triệu trở lên; ngoại tệ, vàng có giá trị quy đổi tương đương 50 (năm mươi) triệu đồng Việt Nam trở lên đóng góp cho quỹ phải được thực hiện thông qua tài khoản ngân hàng của quỹ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3/ Nguồn thu của quỹ
- Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), bao gồm:
- Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;
- Thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng.
- Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ.
- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
4/ Quản lý tài sản, tài chính quỹ
- Hội đồng quản lý quỹ ban hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, các định mức chi tiêu của quỹ; phê duyệt tỷ lệ chi cho hoạt động quản lý quỹ, chuẩn y kế hoạch tài chính và xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của quỹ.
- Ban Kiểm soát quỹ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý về tình hình tài sản, tài chính của quỹ.
- Giám đốc quỹ chấp hành các quy định về quản lý và sử dụng tài sản, tài chính, nguồn thu, các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý trên cơ sở nhiệm vụ hoạt động đã được Hội đồng quản lý quỹ thông qua; không được sử dụng tài sản, tài chính quỹ vào các hoạt động khác ngoài tôn chỉ, mục đích của quỹ.
- Hội đồng quản lý quỹ và Giám đốc quỹ có trách nhiệm công khai tình hình tài sản, tài chính quỹ hàng quý, năm theo các nội dung sau:
- Danh sách, số tiền, hiện vật đóng góp, tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân cho quỹ;
- Danh sách, số tiền, hiện vật tổ chức, cá nhân được nhận từ quỹ;
- Báo cáo tình hình tài sản, tài chính và quyết toán quý, năm của quỹ theo từng nội dung thu, chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Đối với các khoản chi theo từng đợt vận động, việc báo cáo được thực hiện theo quy định hiện hành về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
- Quỹ phải thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) hàng năm theo quy định hiện hành.
- Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ dân quân tự vệ.
- Phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.