• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm và hướng dẫn sử dụng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, cụ thể:

  • Tải mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm và hướng dẫn sử dụng
  • mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MẪU BIÊN BẢN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

Mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm số 73-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

TÒA ÁN NHÂN DÂN...(1)                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIÊN BẢN

PHIÊN TÒA PHÚC THẨM

Vào hồi... giờ...phút, ngày... tháng...năm...................................................................................

Tại:(2).........................................................................................................................................

Toà án nhân dân........................................................................................................................

Mở phiên toà để xét xử phúc thẩm vụ án dân sự thụ lý số…/.../TLPT-…... ngày…..tháng…..năm…..về (3)...............................................

Vụ án được xét xử(4)................................................................................................................. I. Những người tham gia tố tụng: (5) II. Những người tiến hành tố tụng:

Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông (Bà):...............................................................................

Các Thẩm phán:                         Ông (Bà):...............................................................................

                                                    Ông (Bà):...............................................................................

Thư ký phiên toà: Ông (Bà)........................................ - Thư ký Toà án,

Tòa án nhân dân...................................................................... ................................................

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân………................….…tham gia phiên toà (nếu có): Ông (Bà)………………………………………… - Kiểm sát viên.

III. Phần thủ tục bắt đầu phiên toà:

- Chủ toạ phiên toà tuyên bố khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

- Thư ký phiên tòa báo cáo với Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và lý do vắng mặt.

- Chủ toạ phiên toà kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên toà theo giấy triệu tập, giấy báo của Toà án và kiểm tra căn cước của đương sự; phổ biến quyền, nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác tại phiên toà.

- Chủ toạ phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.

- Chủ toạ phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên (nếu có), Thư ký phiên tòa, người giám định, người phiên dịch hay không(6).

- Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

- Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch. IV. Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm 1. Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Kiểm sát viên tại phiên tòa:(7)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

2. Thủ tục hỏi và công bố tài liệu, chứng cứ, xem xét vật chứng tại phiên toà:(8)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

3. Tranh luận tại phiên toà:(9)

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

4. Phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa:

...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

Hội đồng xét xử vào phòng nghị án để nghị án. 

Hội đồng xét xử vào phòng xử án và tuyên án:(10)

....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

Những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng:(11)

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

Phiên toà kết thúc vào hồi....... giờ....... phút, ngày....... tháng....... năm.....................................

     THƯ KÝ TÒA ÁN GHI BIÊN BẢN PHIÊN TOÀ   (Ký tên, ghi rõ họ tên)        THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA          (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)      

 


Hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm số 73-DS
:

(1) Ghi tên Toà án xét xử phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao tại đâu (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).

(2) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa (ví dụ: Tại trụ sở Toà án nhân dân tỉnh N; hoặc: Tại Hội trường Uỷ ban nhân dân thành phố H).

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).

(4) Ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.

(5) Ghi những người tham gia phiên toà phúc thẩm quy định tại Điều 294 của Bộ luật tố tụng dân sự. Trường hợp là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ. Trường hợp là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Nếu có mặt tại phiên toà thì ghi “có mặt” nếu vắng mặt tại phiên toà thì ghi “vắng mặt”. Nếu người kháng cáo là người được uỷ quyền thì ghi họ tên của người được uỷ quyền và ghi rõ đại diện theo uỷ quyền của ai theo giấy uỷ quyền ngày… tháng… năm… nào (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn là Công ty TNHH B theo giấy uỷ quyền số 01/2017/UQ ngày 10 tháng 3 năm 2017).

(6) Ghi việc trả lời của những người được hỏi. Nếu có người có đề nghị hoặc yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết định giải quyết của Hội đồng xét xử.

(7) Ghi trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự, Kiểm sát viên về các vấn đề quy định tại Điều 248 của Bộ luật tố tụng dân sự.

(8) Ghi các câu hỏi và trả lời của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

(9) Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ý kiến của Viện kiểm sát (nếu có).

(10) Hội đồng xét xử tuyên án thì tiếp đó ghi: “Hội đồng xét xử tuyên án theo bản án  đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án” (Không phải ghi phần quyết định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử (ví dụ: Quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận) .

(11) Ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng: những vấn đề được ghi trong biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó, người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.

Chú ý: Nếu phiên toà diễn ra trong nhiều ngày, thì khi kết thúc mỗi ngày cần ghi: “Hội đồng xét xử tạm nghỉ” và khi tiếp tục phiên toà cần ghi: “Ngày... tháng... năm... Hội đồng xét xử tiếp tục phiên toà”.

>>> Tải mẫu biên bản phiên tòa phúc thẩm và hướng dẫn sử dụng

Liên kết tham khảo:
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178