• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

So sánh cách thức thiết lập, thẩm quyền của Nghị viện Anh và Nghị viện Mỹ thời cận đại. Nghị viện là một trong ba cơ quan nắm giữ quyền lực Nhà nước...

  • So sánh cách thức thiết lập, thẩm quyền của Nghị viện Anh và Nghị viện Mỹ thời cận đại
  • Nghị viện Anh
  • Tin tức nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

SO SÁNH CÁCH THỨC THIẾT LẬP, THẨM QUYỀN CỦA NGHỊ VIỆN ANH VÀ NGHỊ VIỆN MỸ THỜI CẬN ĐẠI

MỞ ĐẦU

     Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, ở phương Tây chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển, giai cấp tư sản ra đời lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến và  thiết lập nhà nước tư sản. Nhà nước quân chủ Nghị viện Anh là nhà nước điển hình cho chính thể quân chủ Nghị viện, nhà nước cộng hòa tổng thống ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước điển hình cho chính thể cộng hòa tổng thống. Ở mỗi thể chế sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định, vì vậy để tìm hiểu kỹ hơn về các thể chế nhà nước trên thế giới em xin chọn Đề 10: “So sánh cách thức thiết lập, thẩm quyền của Nghị viện Anh và Nghị viện Mỹ thời cận đại”.

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT CHUNG.

1. Khái niệm về Nghị viện.

     Học thuyết “Tam quyền phân lập” của Montesquieu trong “Tinh thần pháp luật” là sự kế thừa và phát triển tư tưởng về việc phân chia quyền lực nhà nước thành ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của John Locke. Quyền lập pháp sẽ trao cho Nghị viện (Quốc hội), quyền lập pháp thuộc về Chính phủ và quyền tư pháp được trao cho Tòa án.

     Như vậy, ta có thể hiểu Nghị viện là một trong ba cơ quan nắm giữ quyền lực Nhà nước, là cơ quan ban hành ra pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ trong đời sống xã hội. Quyền lập pháp là thể hiện ý chí chung của quốc gia, nó thuộc về toàn thể nhân dân và được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân.

2. Sự thiết lập các hình thức chính thể tại Anh và Mỹ.

     2.1. Đối với nước Anh.

     Đến giữa thế kỷ XVII, nước Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản và nhân dân lao động ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh chống phong kiến của quần chúng đã phát triển mạnh mẽ, đồng thời cuộc đấu tranh giữa nhà vua với tư sản diễn ra ở nghị viện cũng trở nên gay gắt. Quá trình cách mạng tư sản Anh diễn ra qua hai cuộc nội chiến và kết thúc vào tháng 8 năm 1648 khi mà vua Saclo I bị bắt. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ đòi chính quyền tư sản phải thực hiện lời hứa với quần chúng cách mạng, giai cấp tư sản lo sợ phong trào của quần chúng nhân dân nên đã thẳng tay đàn áp và sẵn sàng thủ tiêu nền cộng hòa để xây dựng một chính quyền có “bàn tay sắt” vừa có đủ sức mạnh trấn áp phong trào trong nước, vừa có khả năng chiến thắng những quốc gia cạnh tranh bên ngoài. Trước sự độc tài của Crom Oen, làn sóng căm phẫn của quần chúng nhân dân vẫn không ngừng bùng lên và công thương nghiệp bị đình trệ, cùng với diễn biến khác mà chính thể quân chủ nghị viện ở Anh đã được xác lập.

     2.2. Đối với nước Mỹ.

     Nếu ở Anh, việc xác lập thể chế quân chủ nghị viện là việc diễn ra các cuộc nội chiến thì ở nước Mỹ sự thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ dựa trên cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập. Thổ dân Bắc Mỹ là người da đỏ, thường được gọi là người Anh Điêng. Quá trình xâm thực tàn bạo của thực dân Châu Âu bắt đầu từ thế kỷ XIV sau cuộc thám hiểm của Crixtop Colongbo. Đến năm 1752 Anh đã thành lập được 13 vùng thuộc địa ở Bắc Mỹ. Dưới sự cai trị của thực dân Anh đã làm cho kinh tế, xã hội thuộc địa mâu thuẫn với chính quốc và mâu thuẫn giai cấp nổi lên. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nhân dân các thuộc địa đã nổi dậy tiến hành cuộc chiến tranh để dành độc lập. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ đã được nhiều nước Châu Âu ủng hộ và hiệp ước Vecxay đánh dấu sự thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ. Với sự ra đời của bản Hiến pháp 1787, nước Mỹ đã thiết lập nhà nước cộng hòa Tổng thống.

II. SO SÁNH CÁCH THỨC THIẾT LẬP, THẨM QUYỀN CỦA NGHỊ VIỆN ANH VÀ NGHỊ VIỆN MỸ THỜI CẬN ĐẠI.

1. Cách thức thiết lập của Nghị viện Anh và Nghị viện Mỹ thời cận đại.

     1.1. Điểm giống nhau.

     Cả hai nhà nước Anh và Mỹ thời cận đại đều dựa trên thuyết tam quyền phân lập để thiết lập chế độ hai Viện, với mục đích là để kiềm chế sự lạm quyền, tiếm quyền của các cơ quan, đồng thời tạo ra sự cạnh tranh, hạn chế quyền lực mỗi bên trong Nghị viện nhằm quản lý và điều hành Bộ máy nhà nước tốt hơn.

     1.2. Điểm khác nhau.

     Thứ nhất, cả hai Nhà nước đều thiết lập chế độ lưỡng Viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện song mỗi nước lại có số lượng đại biểu khác nhau. Ở Anh, Thượng nghị viện có 1885 người, Hạ nghị viện có 635 đại biểu. Ở Mỹ thì số lượng đại biểu ít hơn, ở nghị viện chỉ có 435 người.

     Thứ hai, ở Anh thượng nghị viện hay còn gọi là viện nguyên lão bao gồm đại quý tộc mới, không phải qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra; thượng sỹ là những quý tộc có phẩm hàm từ bá tước trở lên thì được cha truyền con nối, các thủ tướng Anh hết nhiệm kỳ, một số hoàng thân quốc thích do hội đồng bổ nhiệm hoặc các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm.

     Cách thức thành lập của Hạ nghị viện ở Anh là do đại diện các tầng lớp trong cư dân và nhân dân bầu ra nên còn được gọi là viện dân biểu.Buổi ban đầu, quyền hạn của Hạ nghị viện và chế độ bầu cử còn bị hạn chế. Gần một nửa số Hạ nghị sỹ là những người được bầu ra từ những “thị trấn hoang tàn”. Đó là những vùng rất ít dân cư thường bầu và cử theo ý muốn của chúa đất. Khi mảnh đất được bán đi, thì chủ mới thay thế người chủ cũ làm Hạ nghị sỹ. Ghế nghị viện được mua đi bán lại. Phiếu bầu cử cũng được mua bán. Chế độ đa đảng ở Anh là chế độ hai đảng. Thông qua việc giới thiệu các ứng cử viên của để bầu vào Hạ viện, hai đảng tư sản thay nhau khống chế nghị viện.

     Ở Mỹ, Hạ nghị viện là cơ quan dân biểu, do dân chúng các tiểu bang bầu lên. Số đại biểu tỷ lệ với số dân của tiểu bang. Nhiệm kỳ của Hạ nghị viện là hai năm. Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kỳ của Thượng nghị viện là sáu năm và cứ hai năm bầu lại 1/3 số thượng nghị sỹ. Mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sỹ, không kể bang lớn hay nhỏ, dân số nhiều hay ít. Theo khoản 3 Điều 1 Hiến pháp 1787, thượng nghị sỹ (ở liên bang) do quốc hội tiểu bang bầu lên. Sau đó, theo điều bổ sung và sửa đổi sau này tại Điều 17, thượng nghị sỹ cũng như hạ nghị sỹ, đều do dân chúng trực tiếp bầu ra. Khi là nghị sỹ của một viện thì không được bầu là nghị sỹ của viện kia và cũng không được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay của cơ quan tư pháp. Các nghị sỹ được hưởng lương, có văn phòng và người giúp việc. [caption id="attachment_65835" align="aligncenter" width="378"]Nghị viện Anh Nghị viện Anh[/caption]

2. Thẩm quyền của Nghị viện Anh và Nghị viện Mỹ thời cận đại.

     2.1. Điểm giống nhau.

     Nghị viện Anh và nghị viện Mỹ đều là cơ quan có thẩm quyền chung là lập pháp.

     2.2. Điểm khác nhau.

     Nghị viện Anh: chức năng lập pháp chính của thượng nghị viện là nghiên cứu, xem xét các dự thảo luật của hạ nghị viện. Thượng nghị viện đóng vai trò là tòa phúc thẩm cao nhất. Thông thường thượng nghị viện không có quyền ngăn cản các dự thảo luật trở thành luật chính thức nếu hạ nghị viện nhất quyết bảo lưu ý kiến. Chức năng chính của Hạ nghị viện là thông qua các đạo luật, chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã hội, chính trị, đối nội, đối ngoại và giám sát hoạt động của chính phủ. Do đó, ta có thể thấy cơ cấu lưỡng viện của Anh là lưỡng viện không cân bằng, quyền lực tập trung trong hạ nghị viện.

     Nghị viện Mỹ: Việc chấp nhận của cả hạ nghị viện và thượng nghị viện là bắt buộc đối với bất cứ dự thảo luật nào bao gồm dự thảo luật về thu thuế. Cả hai viện phải thông qua cùng một biên bản giống như của dự thảo luật, nếu có khác biệt, chúng có thể được giải quyết bởi một ủy ban hội nghị mà trong đó có cả thành viên của hai viện. Hiến pháp 1787 cho thượng nghị viện một số chức năng là “Kiểm tra và cân bằng” quyền lực của các thành phần khác trong liên bang. Thượng nghị viện có quyền tư vấn và thượng nghị viện ưng thuận đối với một số bổ nhiệm viên chức chính phủ của tổng thống Hoa Kỳ. Hạ nghị viện có quyền luận tội các quan chức cao cấp nhất của nhà nước, kể cả tổng thống, nhưng lại không có quyền kết tội, quyền này thuộc về thượng viện. Bởi vậy không thể nói rằng viện nào nhiều quyền hơn viện nào. Và có thể thấy ở Mỹ là lưỡng viện cân bằng.

KẾT LUẬN

          Qua những phân tích, so sánh ở phía trên ta có thể đánh giá được phần nào chế độ lưỡng viện ở Anh và ở Mỹ thời kỳ cận đại rất đặc sắc. Tuy nhiên, ta có thể thấy Nghị viện của Mỹ thể hiện sự vận dụng triệt để nguyên tắc tam quyền phân lập trong quyền lực nhà nước hơn so với nghị viện của Anh. Chế độ lưỡng viện được thiết lập ở Anh thì lưỡng viện của Mỹ cân bằng hơn giữa quyền lực của thượng nghị viện và hạ nghị viện. Điều này là hoàn toàn xuất phát từ mục tiêu và kết quả của hai cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Anh và Mỹ. Với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, đòi hỏi nước Mỹ phải thiết lập một chế độ dân chủ hơn so với cuộc nội chiến diễn ra ở Anh.

Tài liệu tham khảo:

  • Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân năm 2012.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178