QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
15:07 13/01/2020
Chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu quyền về lối đi qua của mình với bất động sản vây bọc. Việc này được thực hiện như sau...
- QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
- quyền về lối đi qua
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN VỀ LỐI ĐI QUA
Câu hỏi của bạn về quyền về lối đi qua:
Câu trả lời của Luật sư về quyền về lối đi qua:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền về lối đi qua, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền về lối đi qua như sau:
1. Căn cứ pháp lý về quyền về lối qua:
2. Nội dung tư vấn về quyền về lối đi qua:
Dựa trên câu hỏi của bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang có vướng mắc liên quan đến việc quyền của bạn như thế nào đối với bất động sản liền kề để có một lối đi từ bất động sản của bạn có thể ra được đường chính. Sau khi nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn cho bạn như sau: [caption id="attachment_187908" align="aligncenter" width="386"] quyền về lối đi qua[/caption]
2.1 Quy định pháp luật về quyền về lối đi qua
Theo quy định tại Điều 254, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi. Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Theo đó, đối với chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Đồng thời chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sẽ phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản có mở lối đi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi mảnh đất của bạn bị bao bọc bởi các bất động sản liền kề khác mà không có lối đi để ra đường công cộng thì bạn sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ (mà đây được coi là bất động sản liền kề thuận tiện nhất cho việc mở lối đi và có tính đến việc gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động sản mở lối đi đó). Và đồng thời bạn sẽ phải trả cho chủ sở hữu đó một khoản đền bù theo thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp có thay đổi về chủ sở hữu thì chủ sở hữu sau sẽ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ này, tức là có sự chuyển tiếp giữa các chủ sở hữu.
Do đó, mặc dù khi hết thời hạn theo thỏa thuận giữa hai bên để bạn thuê mảnh đất lấy lối đi, bây giờ chủ sở hữu kia muốn lấy lại mảnh đất không muốn cho bạn thuê nữa thì bạn vẫn sẽ đương nhiên có quyền yêu cầu họ dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ và hai bên sẽ thỏa thuận với nhau về kích thước, vị trí của lối đi này cùng khoản đền bù mà bạn sẽ phải trả cho họ. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì giải quyết như tranh chấp đất đai thông thường.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau thì sẽ thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.
2.2 Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau về việc bên chủ sở hữu mảnh đất chịu hưởng quyền phải dành một lối đi qua hợp lý trên phần đất của mình cho chủ sở hữu mảnh đất hưởng quyền thì thực hiện giải quyết như đối tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật. Theo đó được tiến hành qua các thủ tục sau: Hòa giải tại cơ sở: Một trong các bên tranh chấp gửi đơn yêu cầu hòa giải lên UBND xấp xã nơi có đất. Hồ sơ:- Đơn yêu cầu hòa giải
- CMND/thẻ căn cước nhân dân/sổ hộ khẩu
- Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất, trích lục bản đồ địa chính chứng minh việc bị bao bọc của mảnh đất và cơ sở chứng minh cho việc không có/không đủ lối đi ra đường công cộng, gây cản trở sinh hoạt và kinh doanh sản xuất.
- Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND nơi có đất.
- Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân nơi có đất.
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp/Đơn khởi kiện
- CMND/Thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ khác liên quan đến quyền sử dụng đất/ trích lục bản đồ địa chính, giấy tờ chứng minh việc bao bọc và không có/không đủ lối đi ra đường công cộng gây cản trở sinh hoat, kinh doanh sản xuất
KẾT LUẬN: Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi mảnh đất của bạn đang bị vây bọc bởi những mảnh đất khác mà không có lối đi ra đường công cộng thì bạn có quyền được yêu cầu chủ sở hữu của mảnh đất liền kề đó dành cho bạn một lối đi hợp lý trên mảnh đất đó và hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận đền bù. Trường hợp không thỏa thuận được thì bạn có thể nhờ tới sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền là UBND cấp xã nơi có đất để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Bài viết tham khảo:
- Tách thửa phải đảm bảo quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
- Thủ tục tách thửa gộp thửa theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết quyền về lối đi qua, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn đất đai 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Hương Li