Quyền lợi của con riêng khi chia di sản thừa kế
10:10 18/08/2019
Quyền lợi của con riêng khi chia di sản thừa kế. Hiện em lo lắng và hỏi sự việc sau: - Em là vợ nhỏ không hôn thú và có đứa con riêng tên bé N sinh tháng 1/
- Quyền lợi của con riêng khi chia di sản thừa kế
- quyền lợi của con riêng khi chia di sản thừa kế
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN LỢI CỦA CON RIÊNG KHI CHIA DI SẢN THỪA KẾ
Câu hỏi của bạn:
Hiện em lo lắng và hỏi sự việc sau:
- Em là vợ nhỏ không hôn thú và có đứa con riêng tên bé N sinh tháng 1/2000 (khai sinh con có tên cha). Hiện 2 mẹ con hộ khẩu thường trú tại V và lúc chồng còn sống chồng có xây dựng nhà cửa cho mẹ con em ở V.
- Gia đình bên chồng gồm: vợ chính thức có hôn thú và 01 con gái, hiện cả hai việt kiều định cư bên Úc.
- Năm 2015 chồng mất và để lai tài sản là 1 căn nhà ở TP.A (tài sản chung với vợ lớn), khi khai di sản bên vợ lớn không khai tên con riêng bé N và ra công chứng chuyển nhượng cho bà M với giá 3 tỷ. Sự việc trên đã được thi hành án ra quyết định không cho đăng bộ sang tên vì thiếu một đồng thừa kế và em là người giám định. Hiện sự việc đang được tòa án đang tiếp tục triệu tập gia đình vợ lớn về thụ án nhưng họ không về nước thụ án.
Vậy hỏi:
- Nếu chia di sản con em được tỉ lệ bao nhiêu? Trước đây vợ lớn có thương lượng đưa em 600 triệu để không thưa kiện vì em cho rằng đây là nhà riêng của chồng em và con em phải được hưởng hết 100% và em đã đóng 150 triệu cho tòa để khởi kiện (Hỏi: tiền này nếu em thắng em có được trả không?)
- Nếu bên vợ lớn không về nước thực hiện thư triệu tập thì tòa có xử kết thúc sự việc cho con em không? Hoặc họ ủy quyền hợp pháp cho người khác tại Việt Nam đại diện để thụ án được không?
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
Nội dung tư vấn:
-
Phân chia di sản thừa kế
Bộ luật dân sự 2015 có quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
Theo như bạn đã trình bày thì căn nhà là tài sản chung của người chồng với người vợ chính thức, vì thế khi người chồng mất người vợ sẽ được hưởng ½ giá trị tài sản, ½ còn lại thuộc di sản thừa kế. Vì người chồng mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế thuộc sở hữu của người này sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (Điều 651 BLDS 2015). Như vậy, người vợ chính thức, người con gái và bé N là những người thuộc diện thừa kế, sẽ được hưởng các phần bằng nhau khi chia di sản.
Do đó, bé N sẽ được hưởng1/2 x 1/3 = 1/6 giá trị tài sản của căn nhà. [caption id="attachment_24971" align="aligncenter" width="400"] Quyền lợi của con riêng khi chia di sản thừa kế[/caption]
Về chi phí khởi kiện, theo quy định tại Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì:
- Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
- Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
Nếu yêu cầu của bạn được Tòa án chấp nhận thì bên phía bị đơn sẽ phải chịu án phí và bạn sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí. Ngược lại, nếu Tòa bác bỏ yêu cầu của bạn thì bạn sẽ phải trả toàn bộ tiền án phí.
-
Nếu một bên vắng mặt thì có xét xử không?
Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự thì khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà đương sự vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn không có yêu cầu phản tố vắng mặt thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt họ, trừ trường hợp sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Như vậy, khi Tòa án đã gửi thông báo mà người vợ chính thức không về để tham gia xét xử thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử bình thường, khi triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.
Bên cạnh đó, Tòa án không được phép tự ý ủy quyền cho người khác thay mặt người vợ tham gia phiên tòa mà chỉ có chính bị đơn mới có quyền thưc hiện việc này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Tư vấn phân chia di sản thừa kế không có di chúc, Thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;