Quyền hưởng dụng theo quy định pháp luật hiện hành
09:00 30/07/2019
Quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật hiện hành...Lần đầu tiên quyền hưởng dụng được quy định trong Bộ luật Dân sự đã cho phép...
- Quyền hưởng dụng theo quy định pháp luật hiện hành
- Quyền hưởng dụng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN HƯỞNG DỤNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
Kiến thức của bạn:
Quyền hưởng dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015
Nội dung kiến thức:
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Đây là một trong ba quyền khác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
-
Căn cứ xác lập và hiệu lực của quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Ví dụ: Ông A lập di chúc để lại tài sản là một mảnh đất cho con trai là anh E, nhưng để lại quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là em gái của ông A.
Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản vì để thực hiện được việc khai thác công dụng của tài sản thì chủ thể thực hiện phải thực tế chiếm hữu nó. Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác thì thời điểm xác lập quyền hưởng dụng sẽ phụ thuộc vào những sự kiện tương xứng đó. Quyền hưởng dụng đã được xác lập sẽ có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
-
Thời hạn của quyền hưởng dụng
Thời hạn hưởng dụng là khoảng thời gian mà người hưởng dụng có quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Trong thời hạn này, chủ sử hữu không được sử dụng tài sản và cũng không thu dược bất kì lợi ích vật chất nào từ người hưởng dụng.
Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn hưởng dụng.
Như trong ví dụ trên, nếu trong di chúc ông A không nêu rõ thời gian bà B có quyền hưởng dụng thì bà B sẽ có quyền khai thác và hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất đó đến khi bà chết.
-
Quyền, nghĩa vụ của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản
Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng:
- Người hưởng dụng có quyền: tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng; Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản, nếu thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí; Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
- Người hưởng dụng có nghĩa vụ: Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định; Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản; Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình; Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản; Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản:
- Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.
- Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
- Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
- Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
-
Chấm dứt quyền hưởng dụng và xử lý tài sản khi quyền hưởng dụng chấm dứt
Quyền hưởng dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:
- Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
- Theo thỏa thuận của các bên.
- Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.
- Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.
- Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.
- Theo quyết định của Tòa án.
- Căn cứ khác theo quy định của luật.
Khi quyền hưởng dụng chấm dứt, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Lần đầu tiên quyền hưởng dụng được quy định trong Bộ luật Dân sự đã cho phép các chủ thể có quyền nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác, tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các tài sản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm khai thác được nhiều nhất lợi ích trên cùng một tài sản. Điều 266 BLDS 2015 quy định:
Điều 266. Hoàn trả tài sản khi chấm dứt quyền hưởng dụng
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;