Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí
09:53 07/08/2019
Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí được quy định tại Điều 15 Luật báo chí 2016, cụ thể cơ quan chủ quản báo chí có quyền hạn và nhiệm vụ:
- Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí
- nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN BÁO CHÍ
Kiến thức của bạn:
Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí theo quy định Luật báo chí 2016
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức: Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí Khoản 1 Điều 3 Luật Báo chí quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Cơ quan chủ quản báo chí là cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 14 của Luật này đứng tên đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo chí, thành lập và trực tiếp quản lý cơ quan báo chí, cụ thể:
- Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
- Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.
Về quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí được quy định tại Điều 15 Luật báo chí 2016, cụ thể như sau:
1. Quyền hạn của cơ quan chủ quản báo chí
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 15, cơ quan chủ quản báo chí có những quyền hạn sau đây:
- Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;
- Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Khoản 3 Điều 15 quy định cơ quan chủ quản báo chí có những nhiệm vụ sau đây:
- Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;
- Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật
- Người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí không được kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí và liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc.
Bài viết tham khảo:
- Quyền và nghĩa vụ của nhà báo theo quy định của Luật Báo chí năm 2016.
- Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.