Quyền được khai sinh khai tử theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015
09:28 09/09/2019
Quyền được khai sinh khai tử theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015: Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Trẻ em sinh ra mà sống được từ
- Quyền được khai sinh khai tử theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015
- khai sinh khai tử
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KHAI SINH KHAI TỬ
Kiến thức của bạn :
Quyền được khai sinh khai tử theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015.
Kiến thức của Luật sư :
Cơ sở pháp lý :
Nội dung tư vấn :
1. Khái niệm chung về khai sinh khai tử
“Khai sinh” và “Khai tử” là các từ ngữ thông dụng mà bất kì ai cũng đã từng sử dụng qua. Trong Tiếng Việt, từ “Khai” mang rất nhiều ý nghĩa. “Khai” trong “Khai sinh” và “Khai tử” được lấy từ “Khai” trong "Khai báo" mang ý nghĩa là hoạt động nói hay viết cho một cơ quan, tổ chức nào đó hoặc theo yêu cầu của một cơ quan, tổ chức nào đó để cho biết rõ điều cần biết về mình hoặc những điều mình biết. Tuy nhiên, với từ “Khai” trong “Khai sinh” còn có thể hiểu thêm theo nghĩa bắt đầu hay đầu tiên của sự việc.
Từ đây có thể hiểu :
“Khai sinh là thủ tục pháp lý đầu tiên do cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện cho đứa trẻ vừa sinh ra. Cha mẹ hoặc người giám hộ có nghĩa vụ khai báo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đứa trẻ được sinh. Khai sinh là một trong những sự kiện hộ tịch để xác định đứa trẻ là thực thể của tự nhiên, của xã hội.”
“Khai tử là thủ tục pháp lý của thân nhân thực hiện cho người đã mất. Thân nhân người đã mất có nghĩa vụ khai báo, thực hiện cung cấp những thông tin , thủ tục hành chính cần thiết để thực hiện giấy khai tử. Khai tử là sự kiện hộ tịch để xác định cá nhân không còn là thực thể của tự nhiên, của xã hội.” [caption id="attachment_29858" align="aligncenter" width="440"] khai sinh khai tử[/caption]
2. Khai sinh và Giấy khai sinh
Khoản 1,3,4 của Điều 30 BLDS năm 2015 có quy định như sau :
“1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
- Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
- Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Theo Pháp luật, Quyền được khai sinh là quyền cơ bản của mỗi con người và được quy định theo pháp luật hộ tịch tại Điều 35,36 Luật Hộ tịch năm 2014. Ở khoản 3 Điều 30 quy định về thời điểm bắt đầu được phép khai sinh cho đứa trẻ. Văn bản thể hiện sự kiện hộ tịch khai sinh là Giấy khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ tùy thân sớm nhất của một cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để xác nhận pháp lý về sự hiện diện của cá nhân đó và chứng nhận sự sinh ra của một cá nhân. Giấy khai sinh thường có ghi về họ, tên, chữ đệm, thông tin về ngày, tháng, năm sinh, thông tin về giới tính, dân tộc, quốc tịch, quê quán thông tin về quan hệ cha, mẹ, con hoặc các thông tin cơ bản khác tùy theo quy định đặc thù của từng quốc gia. Giấy khai sinh là giấy tờ tùy thân có giá trị suốt cuộc đời và từ khi có giấy khai sinh thì cá nhân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định.
Việc khai sinh giúp các cơ quan nhà nước quản lý về các vấn đề liên quan tới dân số. Theo quy định tại điều 35 Luật hộ tịch 2014:
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
3. Khai tử và giấy khai tử
Khoản 2 3 4 Điều 30 BLDS năm 2015 có quy định như sau :
“2. Cá nhân chết phải được khai tử.
- Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
- Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.”
Theo Pháp luật, cá nhân chết phải được khai tử và quy định theo pháp luật hộ tịch tại điều 32, 33, 34 Luật Hộ tịch năm 2014. Ở khoản 3 Điều 30 BLDS năm 2015 có quy định về khai tử cho trẻ sơ sinh. Văn bản thể hiện sự kiện hộ tịch Khai tử là Giấy Khai tử. Giấy khai tử được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình người đã mất xác nhận tình trạng của người chết. Giấy chứng tử về mặt pháp lý là căn cứ rõ ràng nhất xác định thời điểm chết của người được khai tử – căn cứ để xác định thời điểm mở thừa kế, diện thừa kế, di sản thừa kế.
Việc Khai tử giúp các cơ quan nhà nước quản lý về các vấn đề liên quan tới dân số.
4. Tính nhân văn của Quyền được Khai sinh Khai tử
Khoản 3 Điều 30 BLDS năm 2015 có quy định như sau :
“3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.”
Có thể thấy, khoản 3 Điều 30 là quy định về thời gian khai sinh khai tử cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên tại cuối khoản 3 có quy định “nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”. Người làm cha người làm mẹ chào đón đứa con của mình là một niềm hạnh phúc nhất của đời người nhưng ngay sau đó không chỉ đánh mất niềm hạnh phúc mà còn đánh mất đứa con yêu quý của mình còn đau đớn hơn cả cái chết. Ai sinh con ra đều mong muốn con mình lớn lên và trưởng thành nhưng không phải ai cũng may mắn như vậy. Bất kì cá nhân nào sinh ra đều có quyền được khai sinh và khai sinh là sự cộng nhận về sự tồn tại, về quyền, về nghĩa vụ cho các cá nhân đó. Việc pháp luật, không yêu cầu khai sinh với những đứa trẻ sống dưới hai bốn giờ nhưng bố mẹ đẻ có quyền yêu cầu khai sinh thực sự rất nhân văn. Trong lúc tang gia đau buồn, đó là sự công nhận về sự tồn tại của đứa con đối với người cha người mẹ, đó cũng là sự xoa dịu nổi đau của họ và là lời chia buồn đối với đứa trẻ xấu số. Qua đây , thực sự pháp luật Việt Nam không chỉ có cái lý mà còn có cả cái tình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Xin trích lục bản sao giấy khai sinh tại đâu?
Hướng dẫn thủ tục xin cấp lại giấy khai sinh bị mất Để được tư vấn chi tiết về Quyền được khai sinh khai tử theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.