Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
21:18 11/09/2019
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín là quyền thiên liêng và cao cả. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín đại diện nhân quyền ...
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
- Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
Kiến thức của bạn :
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
Kiến thức của Luật sư :
Cơ sở pháp lý:
- Bộ Luật Dân sự năm 2015
1.Danh dự, nhân phẩm và uy tín là gì ?
Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:Danh dự là sự coi trọng, là sự đánh giá cao của dư luận xã hội đối với cá nhân dựa trên các giá trị tinh thần đạo đức của người đó. Từ “Danh dự” còn thể hiện sự kính trọng của xã hội, hay tập thể đối với cá nhân nào đó. Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người. Và cuối cùng, Uy tín là sự tín nhiệm và mến phục của mọi người dành cho một cá nhân. Do đó, bản thân mỗi cá nhân, mỗi con người thì danh dự, nhân phẩm và uy tín là những điều vô cùng tốt đẹp, là cốt lõi,… thể hiện sự đánh giá , cái nhìn của xã hội đối với cá nhân đó. Danh dự , nhân phẩm và uy tín là thước đo giá trị nhân cách của con người. Vì vậy việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín là điều vô cùng quan trọng mà bất kì cá nhân nào cũng muốn được thực hiện. Chính vì hiểu được tâm lý đó, pháp luật đã có những quy định cụ thể về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín đối với mỗi cá nhân.
2.Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín được quy định tại Điều 34 BLDS năm 2015 như sau :
“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín
- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.
- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”
Khoản 1 như một lời khẳng định rõ ràng hơn, đanh thép hơn về sự bảo vệ của pháp luật dành cho danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân. Đây cũng là lời tuyên ngôn đầu tiên và là sự hợp pháp hóa của Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Khoản 2 của Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín đã quy định những cách thức đầu tiên để thực hiện quyền của mình. Qua đó, cá nhân có thể thông qua tòa án để thực hiện Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín của cá nhân. Cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ những thông tin làm ảnh hưởng tới bản thân. Ngoài ra, tại khoản 2 còn có quy định bảo vệ cả danh dự, nhân phẩm và uy tín cho những người đã mất. Điều này thể hiện tính nhân văn cao của pháp luật. Vì danh dự, nhân phẩm và uy tín là mức thang đánh gia con người do đó với một xã hội nền tảng là gia đình như Việt Nam thì danh dự , nhân phẩm và uy tín của 1 con người cũng có thể tác động rất lớn tới danh dự, nhân phẩm và uy tín của các thành viên khác hoặc cả gia đình. Khi con sống các cá nhân có thể tự bảo vệ mình tuy nhiên khi đã mất cá nhân không thể làm được việc đó. Việc để thân nhân sử dụng Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín giúp người đã mất mang tính nhân văn khi nó phần nào an ủi được vong linh người đã mất mà còn gián tiếp bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tin của những người cón sống. [caption id="attachment_30658" align="aligncenter" width="665"] Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín[/caption]
Tiếp theo đó, Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín quy định tại Khoản 3 về việc sự dụng quyền bảo vệ trên truyền thông. Khi danh dự, nhân phẩm và uy tin của cá nhân bị ảnh hưởng trên phương tiện truyền thông nào thì chính phương tiện truyền thông đó phải gỡ bỏ bằng chính cách thức mà họ đã sử dụng. Kể cả trong trường hợp các thông tin này được cất giữ thì đều phải hủy bỏ.
Tiếp theo, tại Khoản 4 của Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín quy định nếu trong trường hợp không xác định được người đưa tin xấu thì tòa án sẽ ra mặt và tuyên bố những thông tin sai lệch đó là sai tự thật.
Và khoản cuối cùng của Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín quy định về chế tài. Đây là 1 điều rất hay vì khi thực hiện hành vi sai trái ảnh hưởng tới giá trị con người mà chỉ dừng lại ở việc sai thì xin lỗi thì sẽ không tránh được tái phạm và chưa xác đáng. Tại khoản 5 của Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín quy định các cá nhân bị ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm và uy tín ngoài việc yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai lệch mà còn yêu cầu xin lỗi, cải chính thông tin công khai và bồi thường thiệt hại.
Qua đây ta thấy rằng, pháp luật đã quy định rõ ràng về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín để đem lại quyền lợi cho cá nhân một cách hưu hiệu nhất.
-
Thực hiện Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín là thực hiện quyền con người
Nhân quyền hay quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Nhân quyền là một trong những quyền thiên liêng nhất và cao cả nhất của con người. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín được quy định trong Quyền dân sự tại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của liên hợp quốc. Do đó khi đảm bảo Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín là thực hiên quyền con người.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm và uy tín. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;