• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định pháp luật hiện hành...quy định về quyền đối với bất động sản liền kề rõ ràng, cụ thể hơn so với...

  • Quyền đối với bất động sản liền kề
  • Quyền đối với bất động sản liền kề
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

QUYỀN ĐỐI VỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ

Kiến thức của bạn:

          Quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật hiện hành.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015

Nội dung kiến thức:

          Quyền đối với bất động sản liền kề là một trong các quyền khác đối với tài sản, được hiểu là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).            Điều 246 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

  1. Căn cứ xác lập và hiệu lực của quyền đối với bất động sản liền kề

          Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.

          Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

  1. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề

          Để đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các chủ sở hữu của các bất động sản liền kề, pháp luật đặt ra những nguyên tắc nhất định trong quá trình thực hiện các quyền này. Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề trước hết phải theo thỏa thuận của các bên, nếu các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau:

  • Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
  • Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền. Quy định này được đặt ra nhằm ngăn chặn các trường hợp người trực tiếp sinh sống trên bất động sản hưởng quyền lợi dụng việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề để thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hoặc khai thác tài sản của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền
  • Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
  1. Nội dung của quyền đối với bất động sản liền kề

          Bộ luật Dân sự 2015 quy định, chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề; quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ; có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý.

          Ngoài ra, pháp luật quy định chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề; phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.

  1. Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề

          Khi có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Pháp luật không quy định hình thức cũng như khoảng thời gian bao lâu là hợp lý, điều này cho phép chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền có quyền lựa chọn hình thức của thông báo phù hợp với điều kiện của mình cũng như chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền, đồng thời tự xác định khoảng thời gian hợp lý để người thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề có thể điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với điều kiện.

          Ngoài ra, chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này. Quy định này chỉ mang tính chất tương đối nên đòi hỏi chủ thể thực hiện tuân thủ nguyên tắc thiện chí.

  1. Chấm dứt quyền đối với bất động sản liền kề

   Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:

  • Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người. Tức là các bất động sản liền kề nhau có thể nhập làm một theo thỏa thuận của các chủ sở hữu như thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho,…
  • Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
  • Theo thỏa thuận của các bên.
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

          Pháp luật hiện hành đã quy định về quyền đối với bất động sản liền kề rõ ràng, cụ thể hơn so với trước đây, nhằm đảm bảo khai thác được đầy đủ công năng của bất động sản.

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn để chúng tôi ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178