• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bảo vệ hình ảnh cá nhân là bảo vệ quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và cao cả hơn là bảo vệ quyền con người.....

  • Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
  • quyền của cá nhân đối với hình ảnh
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

Kiến thức của bạn:      Quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015. Kiến thức của Luật sư: Cơ sở pháp lý : Nội dung tư vấn: Theo quy định tại điều 32 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 32. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

  1. Khái niệm chung hình ảnh :

     Một bức hình, một tấm ảnh hoặc thứ ghi lại, tái tạo hay thể hiện lại con người, sự vật hiện tượng …để đem lại cảm giác thị giác mà con người có thể cảm nhận được đó là hình ảnh. Rút ra từ khái niệm chung về hình ảnh, hình ảnh của cá nhân là những bức hình, tấm ảnh hay những thước phim thuộc sở hữu của cá nhân hay có ghi lại, thể hiện cá nhân đó.
  1. Quy định chung của pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh.

     Về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, BLDS năm 2005 cũng đã bước đầu có những quy định tuy nhiên BLDS năm 2015 đã cho thấy cải tiến và tiến bộ, đặc biệt về quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Theo BLDS năm 2015, tại Điều 32 về Quyền của cá nhân đối với hình ảnh được quy định như sau: “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mai thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  1. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
  2. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
  3. Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diện nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
  4. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chẩm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biên pháp xử lí khác theo quy định của pháp luật.”
[caption id="attachment_29757" align="aligncenter" width="545"]quyền của cá nhân đối với hình ảnh quyền của cá nhân đối với hình ảnh[/caption]      Theo quy định thì pháp luật bảo vệ tính sở hữu của cá nhân đối với hình ảnh của mình để đảm bảo quyền lợi của cá nhân. Theo Khoản 2 Điều 32 quy định về ngoại lệ về việc sử dụng hình ảnh mà không cần sự đồng ý của cá nhân đó là khi “sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng”“sử dụng từ các hoạt động công cộng mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”. Sự ngoại lệ này rất hợp lí nhằm mục đích công dù tính sở hữu của cá nhân đã bị bác bỏ. Như vậy, BLDS năm 2015 đã có những cải tiến hơn so với BLDS năm 2005 tuy nhiên sự cải tiến không nhiều, các điều luật còn quá chung chung mà chưa hướng tới sự chi tiết do đó hình ảnh của cá nhân vẫn chưa được bảo vệ một cách triệt để.
  1. Sử dụng hình ảnh của cá nhân để khai thác lợi ích trong thương mại.

     Ngày nay, với sự phát triển ngày càng mạnh của nền giải trí, việc sử dụng hình ảnh của các cá nhân để khai thác lợi ích trong thương mại ngày càng cao. Muốn sản phẩm của thương hiệu tiếp cận khác hàng thì việc quảng cáo thương mại là phương pháp hữu hiệu và sử dụng hình ảnh của cá nhân là hiệu quả nhất. Điều 102 BLTM năm 2005 thể hiện như sau: “ Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình. ” Qua việc quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, pháp luật đã phần nào giúp việc quảng cáo thương mại bằng hình ảnh dễ dàng hơn. Cùng với đó pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể hơn trong Khoản 1 Điều 32 về Quyền cá nhân đối với hình ảnh như sau : “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mai thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.” Ngoài ra pháp luật còn có những quy định cụ thể cho các bản hợp đồng về hợp tác, dịch vụ … để quản lý và hợp pháp hóa về quảng cáo thương mại dùng hình ảnh cá nhân hay nói cách khác là sử dụng hình ảnh cá nhân để khai thách lợi ích trong thương mại.
  1. Bảo vệ hình ảnh của cá nhân là bảo vệ Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và cao cả hơn là bảo vệ Quyền con người.

     Ngoài việc sử dụng hình ảnh cá nhân cho bản thân, quảng cáo, thương mại… thì còn một điều đáng buồn, hình ảnh cá nhân đôi khi bị những cá nhân khác sử dụng trục lợi và nặng nề hơn là xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân có hình ảnh. Sự việc ngày càng diễn ra nhiều hơn và đạt đến tình trạng báo động. Đôi khi là những bức ảnh chế diễu mang tính hài hước , nặng nề hơn  đó có thể là những bức ảnh “riêng tư” hay là những bức ảnh ghép để suy diễn nhiều sự việc. Điều đó trực tiếp và gián tiếp làm tổn hại và hủy hoại dạnh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Theo quy định tại Điều 32, việc sử dụng hình ảnh phải được sự cho phép của cá nhân và không ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín dù trong trường hợp ngoại lệ. Điều 32 không những thể hiện việc bảo vệ quyền lợi về mặt hình ảnh mà cùng với Điều 34 đã thể hiện sự bảo vệ cho danh dự, nhân phẩm và uy tín của các cá nhân. Đó là 1 trong các quyền con người. Do đó, bảo vệ hình ảnh của cá nhân là bảo vệ Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và cao cả hơn là bảo vệ Quyền con người.      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:      Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ dân quân tự vệ?      Bố mẹ ly hôn thỏa thuận miệng tặng cho tài sản cho con có giá trị pháp lý không?      Để được tư vấn chi tiết về Quyền cá nhân đối với hình ảnhquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178