• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định về phát biểu khi tranh luận trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự...trình tự phát biểu...căn cứ phát biểu khi tranh luận và đối đáp..

  • Quy định về phát biểu khi tranh luận trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
  • Phát biểu khi tranh luận
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phát biểu khi tranh luận

Kiến thức cho bạn

Phát biểu khi tranh luận

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn: Phát biểu khi tranh luận

Trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, việc phát biểu của những người tham gia tố tụng và người tiến hành tố tụng khi tranh luận trong phần tranh tụng tại phiên tòa phải tuân thủ các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 từ điều 260 tới điều 262. Nội dung cụ thể như sau:

1. Trình tự phát biểu khi tranh luận

Phát biểu khi tranh luận phải được tiến hành theo trình tự luật định tại điều 260:

  • Sau khi kết thúc việc hỏi, Hội đồng xét xử chuyển sang phần tranh luận tại phiên tòa. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:

a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày ý kiến. Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có quyền bổ sung ý kiến;

b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn tranh luận, đối đáp. Bị đơn có quyền bổ sung ý kiến;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến;

d) Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa;

đ) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.

  • Trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì họ tự mình trình bày khi tranh luận.
  • Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
[caption id="attachment_78632" align="aligncenter" width="267"]Phát biểu khi tranh luận Phát biểu khi tranh luận[/caption]

2. Phát biểu khi tranh luận và đối đáp

Nguyên tắc và căn cứ để phát biểu khi tranh luận và đối đáp trong quá trình xét xử vụ án dân sự phải dựa trên chứng cứ được thu thập, xem xét theo trình tự luật định, cụ thể:

  • Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên tòa cũng như kết quả việc hỏi tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác.

3. Phát biểu của Kiểm sát viên

Điều 262 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định việc phát biểu của Kiểm sát viên trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự phải được tiến hành theo quy định sau:

  • Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án.
  • Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Quy định về phát biểu khi tranh luận trong phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sựquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178