Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng 2023
10:14 05/12/2023
Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng, thời hạn của quyền hưởng dụng, hiệu lực của quyền hưởng dụng...
- Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng 2023
- Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng
Câu hỏi của bạn về quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng:
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi: Anh A để lại di chúc cho C là con trai của A một mảnh đất, nhưng để lại quyền hưởng dụng cho bà B là em gái A đến cuối đời trên mảnh đất đó. Thì lúc này, bà B có quyền khai thác, sử dụng, và việc hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất đó sẽ hoàn toàn của bà B hay là phải chia phần cho cả ông C? Và lúc này, ông C có quyền trồng rau ở 1 khu nhỏ trên mảnh đất đó hay không? Hay ông C chỉ có quyền sử dụng mảnh đất khi bà B đã chết ạ?Câu trả lời của luật sư về quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng như sau:
1. Căn cứ pháp lý về quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng
2. Nội dung tư vấn về quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng là một quy định mới trong Bộ luật Dân sự 2015, do đó, các vấn đề xoanh quanh chế định mới này khi áp dụng vào thực tế cũng có rất nhiều điều đáng nói. Cụ thể, các quy định về quyền hưởng dụng như sau:2.1. Thế nào là quyền hưởng dụng
Theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự 2015 thì:
Về thời hạn của quyền hưởng dụng được quy định tại khoản 1 Điều 260 như sau:
"Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân."
2.2. Quyền của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản
Theo quy định tại Điều 261 Bộ luật dân sự 2015, người hưởng dụng có các quyền sau đây:
"1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản."
Theo quy định trên, bà B hoàn toàn có quyền khai thác, sử dụng, và hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất.
Tuy nhiên, theo thông tin bạn đưa ra, anh A có để lại mảnh đất theo di chúc cho C là con trai của A. Như vậy, sau khi anh A chết, C là chủ sở hữu của mảnh đất. Căn cứ theo Điều 263 Bộ luật dân sự 2015 thì chủ sở hữu có các quyền sau:
- Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.
- Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình..."
Như vậy, C cũng có các quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất. Điều này đồng nghĩa với việc C có quyền trồng rau trên mảnh đất đó.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Quyền sử dụng đất là di sản thừa kế trong khối tài sản chung của hộ gia đình
- Các quy định pháp luật liên quan đến thừa kế
- Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về quy định của pháp luật về quyền hưởng dụng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Trần Thảo