• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định của pháp luật về người thừa kế theo pháp luật. Khi người mất không để lại di chúc thì những di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật,...

  • Quy định của pháp luật về người thừa kế theo pháp luật
  • người thừa kế theo pháp luật
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Kiến thức của bạn: 

Quy định của pháp luật về người thừa kế theo pháp luật.

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về người thừa kế theo pháp luật:

     Khi người mất không để lại di chúc thì những di sản của người đó sẽ được chia theo pháp luật, theo hàng thừa kế. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 BLDS như sau: 

     "1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

     a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

     b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

     c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

     2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

     3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

     Trên cơ sở đó, pháp luật quy định những người thừa kế theo pháp luật bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, chắt ruột của người chết. Nhưng không phải tất cả những người thuộc diện thừa kế đều được hưởng di sản thừa kế trong điều kiện và cùng một lúc như nhau mà căn cứ vào mức độ gần gũi và trách nhiệm nuôi dưỡng trong mối quan hệ với người di sản. BLDS đã quy định thành ba hàng thừa kế trước và sau.

     Hàng thừa kế theo pháp luật được hiểu là nhóm người trong một hàng có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế. Khi xác định hàng thừa kế theo nguyên tắc không phân biệt đối xử theo giới tính và nguyên tắc không phân biệt đối xử tùy theo tình trạng pháp lý, theo đó điều luật trên đã quy định ba hàng thừa kế sau đây:

1. Hàng thừa kế thứ nhất

     Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ con nuôi của người chết. Ở hàng thừa kế này có hai mối quan hệ giữa những người thừa kế của nhau:

     - Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: Quan hệ thừa kế này dựa trên quan hệ hôn nhân, khi có một bên chết trước thì người còn sống là người thừa kế di sản của người đã chết. Khi thực hiện việc thừa kế di sản giữa vợ và chồng cần lưu ý:

  • Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Trong trường hợp vợ chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
  • Trong trong trường hợp một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó được tiến hành trước ngày 13/7/1960 ở miền Bắc (ngày công bố Luật hôn nhân và gia đình năm 1959) và trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam (ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trong cả nước) thì khi người chồng chết trước tất cả các người vợ (nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, người chồng là người thừa kế ở hàng thứ nhất của những người vợ đã chết.
  • Đối với cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc lấy vợ ở miền Bắc và việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại.

     - Quan hệ thừa kế là cha mẹ và các con: 

     Trong trường hợp bố dượng, mẹ kế chăm sóc nuôi dưỡng và coi các con như các con của mình thì bố dượng, mẹ kế được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của người con đó. Khi con riêng chăm sóc nuôi dưỡng và coi bộ dượng, mẹ kế như bố mẹ của mình thì người con riêng được xác định là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất để hưởng di sản của bố dượng mẹ kế khi họ chết. [caption id="attachment_101366" align="aligncenter" width="404"]người thừa kế theo pháp luật Người thừa kế theo pháp luật[/caption]

2. Hàng thừa kế thứ hai

     Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Hàng thừa kế này có hai mối quan hệ sau:

     - Quan hệ thừa kế giữa ông, bà với cháu: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của cháu nội, cháu ngoại của mình. Ngược lại, các cháu nội, cháu ngoại cũng là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông, bà nội, ngoại. Tuy nhiên, các cháu chỉ được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của ông bà trong trường hợp bố, mẹ của họ không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc bản thân cha mẹ họ từ chối quyền hưởng di sản ở hàng thừa kế thứ nhất mà không còn ai hưởng thừa kế ở hàng này.

     - Quan hệ giữa anh, chị, em ruột với nhau: Anh, chị, em ruột là những người có cùng cha cùng mẹ, cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ. 

     Con đẻ của một người cùng với con nuôi của người đó không phải là anh chị em ruột của nhau nên họ không phải là người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ hai của nhau.

3. Hàng thừa kế thứ ba

     Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết ,bác ruột, chú ruột. cậu ruột, cô ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, cô ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là có số; cụ ngoại. Hàng thừa kế này, có hai mối quan hệ:

     - Quan hệ giữa các cụ với các chắt.

     - Quan hệ giữa bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột với cháu ruột.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về quy định của pháp luật về người thừa kế theo pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178