Quy định chung về bảo lãnh theo BLDS 2015
17:37 21/05/2019
Tóm lại, bảo lãnh là biện pháp hỗ trợ cho việc bảo đảm nghĩa vụ chính được thực hiện. Nếu nghĩa vụ chính không thực hiện được thì sẽ phát sinh bảo lãnh.
- Quy định chung về bảo lãnh theo BLDS 2015
- Quy định chung về bảo lãnh
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quy định chung về bảo lãnh
Câu hỏi về quy định chung về bảo lãnh
Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi về những thông tin cơ bản của bảo lãnh. Mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời về quy định chung về bảo lãnh
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quy định chung về bảo lãnh. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quy định chung về bảo lãnh như sau:
1. Căn cứ pháp lý về quy định chung về bảo lãnh
2. Nội dung tư vấn về quy định chung về bảo lãnh
Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế đã và đang phát triển vững mạnh theo con đường hội nhập. Các hoạt động trao đổi hàng hóa, thương mại, dịch vụ diễn ra trong và ngoài nước. Vác hoạt động giao dịch dân sự diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, pháp luật nước ta đã quy định cụ thể những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trong đó, bảo lãnh là một trong những biện pháp đang ngày càng chiếm ưu thế trong việc xác lập và thực hiện các quan hệ dân sự. Cụ thể những nội dung liên quan đến bảo lãnh như sau:
2.1. Khái niệm bảo lãnh
Căn cứ điều 335 BLDS 2015 quy định như sau:
"Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh."
Như vậy, bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa các bên trong đó bên bảo lãnh cam kết thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận cho bên nhận bảo lãnh, khi bên nhận bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trước tiên thuộc về bên bảo lãnh. Đối tượng trực tiếp đưa ra bảo lãnh là sự cam kết. Các bên có thể thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ nếu bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. [caption id="attachment_150453" align="aligncenter" width="447"] Quy định chung về bảo lãnh[/caption]
2.2. Phạm vi của bảo lãnh
Căn cứ vào điều 336 BLDS 2015, phạm vi bảo lãnh có thể là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ.
Bảo lãnh toàn bộ ở đây có thể là bảo lãnh nghĩa vụ ban đầu hoặc cũng có thể là bảo lãnh nghĩa vụ ban đầu kèm theo nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ như tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả... Bảo lãnh một phần nghĩa vụ là nghĩa vụ đó có thể được chia thành nhiều phần để thực hiện và các bên sẽ bảo lãnh một phần nghĩa vụ theo như thỏa thuận.
Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm.Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
2.3. Đặc điểm của bảo lãnh
Biện pháp bảo lãnh có 2 đặc điểm chính sau:
2.3.1. Tính phụ thuộc
- Nghĩa vụ chính phát sinh thì nghĩa vụ bảo lãnh mới phát sinh
Ví dụ: Anh A bảo với anh B: "Con tôi gặp khó khăn trong kinh doanh thì anh hãy cho nó vay 2 tỷ. Trong trường hợp nó không trả được nợ thì tôi sẽ trả thay cho nó." Như vậy, chỉ khi nghĩa vụ trả nợ của con anh A phát sinh và không thực hiện được thì nghĩa vụ bảo lãnh của anh A mới phát sinh.
- Nghĩa vụ chính chấm dứt thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng chấm dứt (bao gồm cả nghĩa vụ bù trừ)
Ví dụ: Anh A bảo lãnh cho anh B vay anh C 2 tỷ. Khi đó B có nghĩa vụ phải trả nợ cho C. Nhưng đồng thời C lại nợ B 2 tỷ. Lúc đó, nghĩa vụ bù trừ mới phát sinh và đồng thời nghĩa vụ bảo lãnh của anh A đối vớ anh B cũng chấm dứt.
- Nghĩa vụ chính chuyển giao thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng chuyển giao
Ví dụ: A vay B thì A sẽ có nghĩa vụ trả nợ cho B. B nợ C thì A có nghĩa vụ trả nợ cho B (tức là A phải trả nợ cho C thay B). D bảo lãnh cho A thì D phải có nghĩa vụ trả nợ cho C.
2.3.2. Tính bổ sung
Tính bổ sung thể hiện ở nghĩa vụ bổ sung cho nghĩa vụ chính. Nghĩa vụ bổ sung chỉ nằm trong nghĩa vụ chính, luôn nhỏ hơn hoặc bằng nghĩa vụ chính, không được quá giới hạn của nghĩa vụ chính.
Từ tính bổ sung sẽ phát sinh quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp chưa yêu cầu bên có nghĩa vụ chính thực hiện những nghĩa vụ chưa áp dụng yêu cầu cưỡng chế thì người bảo lãnh có quyền từ chối. Trường hợp sau khi áp dụng hết các biện pháp mà bên có nghĩa vụ chính không thể thực hiện được thì người bảo lãnh mới thực hiện.
2.4. Bên bảo lãnh
Bên nhận bảo lãnh có thể có nhiều người cùng bảo lãnh. Khi nhiều người bảo lãnh sẽ xuất hiện nghĩa vụ liên đới, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Quyền của người bảo lãnh theo điều 340 BLDS 2015 bao gồm việc yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh căn cứ điều 342 BLDS 2015 bao gồm:
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.
2.5. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
Theo điều 339 BLDS 2015, quyền và nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh được quy định như sau:
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
- Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
2.6. Chấm dứt bảo lãnh
Theo Điều 343 BLDS 2015, bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt
- Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Theo thỏa thuận của các bên
2.7. Miễn việc thực hiện nghĩa vụ đảm bảo
Căn cứ điều 341 BLDS 2015, việc thực hiện nghĩa vụ đảm bảo được miễn trong trường hợp sau:
- Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
- Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Kết luận: Tóm lại, bảo lãnh là biện pháp hỗ trợ cho việc bảo đảm nghĩa vụ chính được thực hiện. Nếu nghĩa vụ chính bị vi phạm, không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng thì mới phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, nghĩa vụ chính thực hiện xong hoặc các bên thỏa thuận chấm dứt nghãi vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh cũng không còn tồn tại nữa.
Bài viết tham khảo:
- Xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật hiện hành
- Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm theo Bộ luật dân sự 2015
Để được tư vấn chi tiết về quy định chung về bảo lãnh, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Kiều Trinh