Quy định các lý do để hoãn phiên tòa dân sự
11:14 28/11/2019
Quy định các lý do để hoãn phiên tòa dân sự 2020. Thời gian hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm và phiên tòa dân sự phúc thẩm quy định thế nào
- Quy định các lý do để hoãn phiên tòa dân sự
- các lý do để hoãn phiên tòa dân sự
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁC LÝ DO ĐỂ HOÃN PHIÊN TÒA DÂN SỰ
Câu hỏi của bạn về các lý do để hoãn phiên tòa dân sự
Em chào luật sư. Luật sư cho em hỏi các lý do để hoãn phiên tòa dân sự hiện nay? Em xin cảm ơn!
Câu trả lời về các lý do để hoãn phiên tòa dân sự
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về các lý do để hoãn phiên tòa dân sự, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về các lý do để hoãn tòa dân sự như sau:
1. Căn cứ pháp lý về các lý do để hoãn phiên tòa dân sự
2. Nội dung tư vấn về các lý do để hoãn phiên tòa dân sự
Theo yêu cầu của bạn, bạn muốn biết về các lý do để hoãn phiên tòa dân sự. Theo yêu cầu tư vấn trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm như sau:
2.1. Trường hợp hoãn phiên tòa dân sự sơ thẩm
Theo quy định tại khoản 1 điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Như vậy ở phiên tòa dân sự sơ thẩm có thể hoãn phiên tòa với những trường hợp sau:
- Tại phiên tòa,… trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 56.
- Tại phiên tòa,… trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 62.
- Tại phiên tòa, phiên họp,… trường hợp phải thay đổi người giám định, người phiên dịch thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên tòa, phiên họp theo quy định tại khoản 2 Điều 84.
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt (khoản 1 Điều 227).
- Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (khoản 2 Điều 227).
- Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa… Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án (khoản 2 Điều 229).
- Trường hợp người giám định vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 230).
- Trường hợp người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa (khoản 2 Điều 231).
- Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ toạ phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục do Bộ luật này quy định và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do (khoản 2 Điều 241).
2.2. Trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm
Theo quy định tại điều 296 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
Điều 296. Hoãn phiên tòa phúc thẩm
1. Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
2. Người kháng cáo, người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
3. Người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt thì bị coi như từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của người đó, trừ trường hợp người đó đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường hợp người kháng cáo vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa.
Trường hợp có nhiều người kháng cáo, trong đó có người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt nhưng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì coi như người đó từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án đưa vụ án ra xét xử. Trong phần quyết định của bản án, Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt đó.
Người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và những người tham gia tố tụng khác đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Như vậy đối với phiên tòa dân sự phúc thẩm có thể hoãn phiên tòa đối với một trong những trường hợp trên. Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm không được quá 1 tháng, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn hiên tòa không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
KẾT LUẬN: Như vậy đối với phiên tòa dân sự sơ thẩm và phiên tòa dân sự phúc thẩm có thể bị hoãn đối với một số trường hợp được quy định. Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm không được quá 1 tháng, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa. Đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn hiên tòa không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về các lý do để hoãn phiên tòa dân sự quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí gọi 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hoài Thương