Quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
11:36 18/07/2019
Quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lýý của cơ quan khác của Nhà nước....
- Quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
- quản lý các khu du lịch
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
Kiến thức của bạn:
Quy định của pháp luật về quản lý các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch.
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Du lịch 2005
- Nghị định 92/2007/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
Khoản 7, Điều 4 Luật du lịch 2005 quy định:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...7. Khu du lịch là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia.
8. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
9. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.
1/ Quản lý khu du lịch
- Nội dung quản lý khu du lịch bao gồm:
- Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển;
- Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ;
- Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội;
- Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Việc tổ chức quản lý khu du lịch được quy định như sau:
- Khu du lịch phải thành lập Ban quản lý khu du lịch; trường hợp khu du lịch được giao cho một doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý khu du lịch đó theo nội dung quy định tại mục trên.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp khu du lịch thuộc ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Ban quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính do tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Ban quản lý phối hợp hoạt động theo quy chế quản lý khu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương ban hành và quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp khu du lịch gắn với khu vực có tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc di tích lịch sử - văn hoá đã có Ban quản lý chuyên ngành thì trong thành phần của Ban quản lý khu du lịch phải có đại diện của Ban quản lý chuyên ngành.
- Khu du lịch có tài nguyên du lịch thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan khác của Nhà nước mà có Ban quản lý chuyên ngành thì Ban quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý khu du lịch để tạo điều kiện cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phục vụ khách tham quan, du lịch.
2/ Quản lý điểm du lịch
Căn cứ vào quy mô và tính chất của điểm du lịch, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước đối với tài nguyên, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định hình thức tổ chức quản lý, bảo đảm các nội dung sau đây:
- Bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan;
- Bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch;
- Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
3/ Quản lý tuyến du lịch
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý tuyến du lịch địa phương và phần tuyến du lịch quốc gia thuộc địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bảo đảm các nội dung sau đây:
- Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường dọc theo tuyến du lịch;
- Tạo thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch;
- Quản lý việc đầu tư, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch dọc tuyến du lịch theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;