Phương pháp hạch toán tài khoản 352 theo quy định
11:09 14/06/2018
phương pháp hạch toán tài khoản 352 như sau: Đối với dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi [...]
- Phương pháp hạch toán tài khoản 352 theo quy định
- Phương pháp hạch toán tài khoản 352
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Phương pháp hạch toán tài khoản 352
Kiến thức của bạn:
- Phương pháp hạch toán tài khoản 352
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về phương pháp hạch toán tài khoản 352
Khoản 4 Thông tư 199/2014/TT-BTC kế toán áp dụng doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ doanh nghiệp tái bảo hiểm quy định về phương pháp hạch toán tài khoản 352 như sau:
Thứ nhất: Đối với dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu:
- Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (dự phòng toán học, dự phòng phí chưa được hưởng, dự phòng bồi thường, dự phòng chia lãi, dự phòng bảo đảm khả năng thanh toán bổ sung, dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu) cho từng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ tương ứng với trách nhiệm của DNBH nhân thọ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62414, 62423 (trừ dự phòng đảm bảo cân đối))
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).
- Cuối kỳ kế toán tiếp theo:
+ Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm số chênh lệch lớn hơn, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62414, 62423 (trừ dự phòng đảm bảo cân đối))
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm).
+ Nếu khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (Chi tiết theo từng loại dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm)
Có TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (TK 62414, 62423 (trừ dự phòng đảm bảo cân đối)). [caption id="attachment_94338" align="aligncenter" width="450"] Phương pháp hạch toán tài khoản 352[/caption]
Thứ hai: Đối với dự phòng đảm bảo cân đối:
- Cuối kỳ kế toán, khi lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm (dự phòng đảm bảo cân đối) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết TK dự phòng đảm bảo cân đối)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (TK 3525).
- Cuối các kỳ kế toán tiếp theo:
+ Số dự phòng đảm bảo cân đối phải trích lập thêm cho đủ theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, thì số phải trích lập thêm, ghi:
Nợ TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và khác (Chi tiết TK dự phòng đảm bảo cân đối)
Có TK 352 - Dự phòng phải trả (TK 3525).
+ Căn cứ vào chế độ tài chính, khi được sử dụng từ khoản dự phòng đảm bảo cân đối, ghi:
Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả (TK 3525)
Có các TK liên quan.
Bài viết tham khảo:
- Kế toán tài khoản 331 quản lý quỹ hưu trí theo quy định
- Kế toán tài khoản 352 dự phòng phải trả theo quy định
Để được tư vấn về phương pháp hạch toán tài khoản 352, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.