• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự năm 2015 ?, Hành vi phòng vệ phải tác động vào và gây thiệt hại về ...

  • Phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự năm 2015 ?
  • Phòng vệ chính đáng
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự năm 2015 ?

Kiến thức của bạn:

     Xin luật sư cho biết: Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như thế nào phòng vệ chính đáng. Em xin cảm ơn !

Kiến thức của Luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự năm 2015 ?

     Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

     Điều 22. Phòng vệ chính đáng

"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này." [caption id="attachment_60099" align="aligncenter" width="363"]Phòng vệ chính đáng Phòng vệ chính đáng[/caption]

1. Phòng vệ chính đáng và cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng

     Theo quy định thì phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

     Về cả lý luận và thực tiễn áp dụng vấn đề phòng vệ chính đáng là vấn đề phức tạp. Bởi luật quy định phòng vệ chính đáng là hành vi của người chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm. Vậy vấn đề đặt ra là thế nào là chống trả lại một cách cần thiết  ?

     Về cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng: Theo quy định của Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 thì cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng là sự tấn công đang hiện hữu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể, quyền hoặc lợi ích chính đáng của công dân. Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể.   

     Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Sự tấn công này có thể được thể hiện qua những hành động của người tấn công (như hành động cướp, hành động hiếp dâm,…) nhưng cá biệt cũng có thể qua không hành động (như hành vi không cấp của những người bị tai nạn của người bác sĩ mà không có lý do chính đáng).

2. Đặc điểm của phòng vệ chính đáng

     - Về phía nạn nhân: nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba).

    - Về phía người phòng vệ: người phòng vệ là người thấy hành vi của người nạn nhân đang xâm phạm đến lợi ích nhà nước, của mình hoặc của người khác

    - Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm.

     - Hành vi chống trả lại hành vi vi phạm phải tương xứng. Để đánh giá sự tương xứng giữa hành vi vi phạm và hành vi phòng vệ phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như: tính chất của hành vi vi phạm, công cụ phương tiện phạm tội, tính mãnh liệt của hành vi phạm tội

     - Hành vi phòng vệ phải được thực hiện ngay khi có hành vi vi phạm. Đồng thời hành vi phòng vệ không phải là phòng vệ quá sớm hay phòng vệ quá muộn hay phòng vệ tưởng tượng.

     - Hành vi phòng vệ phải tác động vào và gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

    Để được tư vấn chi tiết về Phòng vệ chính đáng được quy định như thế nào trong Bộ luật hình sự năm 2015 ?, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178