• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thời hạn và thời hiệu là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Luật Toàn Quốc sẽ phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015 trong bài viết sau đây mời bạn đọc theo dõi.

  • Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015
  • Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN BIỆT THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Kiến thức của bạn:

     Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật dân sự 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Khái niệm thời hạn, thời hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015

Thứ nhất, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Trong đó, thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. (Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015)

Thứ hai, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật định (Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015).

Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015

2. Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015

 
STT Tiêu chí Thời hạn Thời hiệu
1 Cơ sở pháp lý Mục 1 Chương X (Điều 144 đến Điều 148 Bộ luật Dân sự 2015) Mục 2 Chương X (Điều 149 đến Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015)
2 Khái niệm   Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.   Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
3 Phân loại   - Dựa vào cơ sở hình thành
+ Thời hạn luật định: Là thời hạn do pháp luật quy định, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự bắt buộc phải tuân theo thời hạn đó mà không được pháp thay đổi thời hạn.
+ Thời hạn ấn định: Là thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thông qua một quyết định hoặc một bản án.
+ Thời hạn thời thuận: Là thời hạn các bên có thể tự thỏa thuận với nhau khi tham gia các giao dịch dân sự
- Dựa vào tính xác định của thời hạn:
+ Thời hạn xác định: Là thời điểm được chỉ ra thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của thời hạn.
+ Thời hạn không xác định: Là thời hạn mà trong đó khoảng thời gian chỉ mang tính ước lượng
  Được chia thành 04 loại: - Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. - Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ. - Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. - Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
4 Chủ thể áp dụng   - Cơ quan nhà nước;
- Cá nhân, tổ chức.
  Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là Tòa án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân
5 Trường hợp áp dụng   - Trong giao dịch dân sự giữa cá nhân, tổ chức với nhau
- Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể
  Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết, tranh chấp theo yêu cầu.
6 Cách xác định   Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  Bộ luật Dân sự 2015 không có điều khoản quy định về cách xác định thời hiệu; tuy nhiên dựa vào cách áp dụng thì thời hiệu sẽ được tính bằng ngày, tháng, năm tùy theo tùy trường hợp cụ thể của quy định pháp luật có liên quan.
7 Thời điểm bắt đầu   - Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.
- Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.
- Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.
  Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu.
8 Thời điểm kết thúc   - Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.
- Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.
- Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
- Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.
- Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
- Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.
  Thời điểm chấm dứt thời hiệu là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.
9 Việc gia hạn   Thời hạn có thể gia hạn.   Không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài vì thời hạn do pháp luật quy định

 

Phân biệt thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự 2015

 

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178