• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chứng nhận lãnh sự là gì? Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Cần phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019 như thế nào

  • Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019
  • Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN BIỆT HỢP PHÁP HÓA LÃNH SỰ VÀ CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ 2019

Câu hỏi về phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019

    Thưa luật sư tôi có thắc mắc muốn hỏi luật sư như sau: hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự khác nhau như thế nào? Mong luật sư giúp tôi phân biệt hai thủ tục này. Xin chân thành cảm ơn.

Câu trả lời về phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019

  Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019 như sau:

1. Căn cứ pháp lý về phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019

2. Nội dung tư vấn về phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019

     Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự là hai thủ tục rất dễ nhầm lẫn vì đều là chứng nhận mẫu dấu và mẫu chữ ký và đều thuộc thẩm quyền của Bộ ngoại giao. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng với hai thủ tục này khác nhau. Điều 2 nghị định 111/2011/NĐ-CP định nghĩa về hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự như sau: [caption id="attachment_134736" align="aligncenter" width="450"]Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019 Phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019[/caption]

     "1. Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

     2. Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam."

     Hợp pháp hóa lãnh sự là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia nơi mà tài liệu đó muốn sử dụng. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự là Sở Ngoại vụ TPHCM, Cục lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự chỉ được thực hiện sau khi đã chứng nhận lãnh sự. Tức tài liệu đã được chứng nhận lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của quốc gia mà tài liệu được phát hành.

     Chứng nhận lãnh sự là khâu chứng nhận chỉ thực hiện tại lãnh sự/đại sứ quán hoặc cơ quan có chức năng, thẩm quyền lãnh sự tại quốc gia hoặc của quốc mà tài liệu đó được phát hành. Tức là tài liệu, giấy tờ trong phạm vi thẩm quyền của nước nào cấp thì lãnh sự nước đó xác nhận.

     Như vậy, việc phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự phụ thuộc vào quốc gia nào thực hiện. Nếu cùng quốc gia thì là chứng nhận lãnh sự, còn khác quốc gia thì gọi là hợp pháp hóa lãnh sự.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về phân biệt hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự 2019, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178