• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt chứng thực và công chứng Chứng thực và công chứng khác nhau ở những nội dung cơ bản sau: Khái niệm, Thẩm quyền, giá trị pháp lý...

  • Phân biệt chứng thực và công chứng theo quy định mới nhất
  • Phân biệt chứng thực và công chứng
  • Hỏi đáp luật công chứng
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
Kiến thức của bạn: Phân biệt chứng thực và công chứng theo quy định của pháp luật. Kiến thức của Luật Sư:
  • Căn cứ pháp lý:
     + Luật Công chứng 2014;      + Nghị Định 23/2015/NĐ-CP
  • Nội dung tư vấn: 
Câu trả lời: "Chứng thực" và "công chứng" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm này với nhau. Vì mục đích nâng cao kiến thức pháp luật cho mọi người, Luật Toàn Quốc xin đưa ra những so sánh để làm rõ sự khác nhau giữa hai từ này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

  Công chứng Chứng thực
Căn cứ pháp lý Luật Công chứng 2014 Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.   Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại pháp luật căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực, chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Thẩm quyền Thực hiện bởi Công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng: - Phòng công chứng - Văn phòng công chứng    - Phòng Tư pháp. - UBND xã, phường. - Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. - Công chứng viên.  
Giá trị pháp lý -Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. -Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. - Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. -Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch. -Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. -Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định pháp luật có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. -Chữ ký được chứng thực theo quy định pháp luật có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản. -Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định pháp luật này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Luật Toàn Quốc hy vọng là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật công chứng miễn phí 24/7: 19006500để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. Bài viết tham khảo  
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178