• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt các loại đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh. Trong luật có quy định người tiếp dân có quyền từ chối đơn khiếu nại tập thể. Vậy đơn kiến nghị, phản

  • Phân biệt các loại đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh
  • phân biệt các loại đơn
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐƠN KHIẾU NẠI, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH

Câu hỏi của bạn:

     Tôi có một số thắc mắc kính mong Qúy Công ty giải đáp giúp tôi.      1. Trong luật có quy định người tiếp dân có quyền từ chối đơn khiếu nại tập thể. Vậy đơn kiến nghị, phản ánh tập thể có được áp dụng quy định này không?

     Ví dụ: trường hơp có một tập thể người cùng kiến nghị về một vấn đề nhưng do phạm vào quy định của pháp luật nên chỉ cử một đại diện đứng ra viết đơn và ký tên đại diện cho những người còn lại. Vậy khi giải quyết đơn sẽ phải mời những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trên tham gia hòa giải. Đến lúc này, có những người đồng ý với kết quả hòa giải, có những người lại không đồng ý. Trường hợp này xử lý như thế nào?      2. Qúy Công ty có thể phân biệt giúp tôi thế nào là đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, đơn thuộc lĩnh vực dân sự, tư pháp (mong quý Công ty cho tôi một vài ví dụ cụ thể để dễ hình dung hơn)... Ví dụ có một người đưa đơn đề nghị giải quyết về việc hàng xóm kế bên chăn nuôi heo xả nước thải gây ô nhiễm môi trường thì đơn này là đơn kiến nghị, phản ánh hay phân loại là đơn khác.

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

  1. Giải quyết khiếu nại, kiến nghị, phản ánh tập thể

     Theo như bạn trình bày thì trong luật có quy định người tiếp dân có quyền từ chối đơn khiếu nại tập thể, vì bạn không nói rõ quy định này được ghi nhận trong luật nào nên rất khó để chúng tôi có thể giải quyết cụ thể vấn đề của bạn.

     Trong Luật tiếp công dân có quy định tại Điều 9 về những trường hợp được từ chối tiếp công dân như sau:

     “Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong các trường hợp sau đây:      1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;      2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;      3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;      4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”

     Theo đó, người tiếp công dân được quyền từ chối trong những trường hợp nêu trên, không đề cập đến trường hợp từ chối đơn khiếu nại tập thể. Về khiếu nại tập thể, đây là một trong các hình thức khiếu nại quy định tại Điều 8 Luật khiếu nại và được quy định chi tiết tại Nghị định 75/2012/NĐ-CP. Bạn có thể tham khảo cụ thể qua bài viết: Quy định của pháp luật về trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung.

     Đối với trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, khi có người đồng ý với quyết định khiếu nại, có người không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì những người không đồng ý với quyết định có quyền khiếu nại theo hình thức cá nhân theo trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại thông thường quy định tại Luật khiếu nại. [caption id="attachment_53984" align="aligncenter" width="369"]phân biệt các loại đơn Phân biệt các loại đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh[/caption]

  1. Phân biệt các loại đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, đơn thuộc lĩnh vực dân sự, tư pháp

     Trước tiên ta cần hiểu một cách khái quát các loại đơn như sau: đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, đơn phản ánh thuộc nhóm đơn với tên gọi cụ thể, theo đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết; còn đơn thuộc lĩnh vực dân sự, tư pháp là tên gọi chung được phân theo lĩnh vực.

     Đối với đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, đơn phản ánh ta có thể xem xét như sau:

  • Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình (khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại).

     Do đó, đơn khiếu nại được dùng để cơ quan, tổ chức, cá nhân theo Luật khiếu nại đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi trên là trái pháp luật, xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ví dụ: Ủy ban nhân dân huyện A ra quyết định thu hồi đất của ông B, ông B không đồng ý với quyết định thu hồi đất và cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm nên đã gửi đơn khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A.

  • Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó (khoản 2 Điều 2 Luật tiếp công dân).

     Có thể thấy rằng, đơn kiến nghị là loại đơn công dân dùng để đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành giải quyết một vấn đề nào đó thuộc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức này. Ví dụ: việc triển khai thực hiện dự án thủy điện ở huyện A làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của những hộ dân ở nơi này, trong đó có gia đình ông B nên ông B đã viết đơn kiến nghị gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu xem xét giải quyết.

     Còn đơn phản ánh là loại đơn công dân dùng để nêu lên và đề xuất với cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của cá nhân, tổ chức và tập thể. Như ví dụ mà bạn đưa ra: có một người muốn đưa đơn đề nghị giải quyết về việc hàng xóm kế bên chăn nuôi heo xả nước thải gây ô nhiễm môi trường thì đây là loại đơn phản ánh dùng để trình bày ý kiến của mình về vấn đề xung quanh, cụ thể là liên quan tới môi trường, cần được xem xét, xử lý kịp thời.

     Đối với đơn thuộc lĩnh vực dân sự, tư pháp có thể hiểu như sau:

  • Đơn thuộc lĩnh vực dân sự như: đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết một vụ việc cụ thể thuộc lĩnh vực dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Ví dụ như khi một trong 2 bên vợ, chồng có yêu cầu ly hôn, phân chia tài sản của vợ chồng và muốn giành quyền nuôi con thì nộp đơn xin ly hôn đơn phương, đây được coi là đơn thuộc lĩnh vực dân sự.
  • Đơn thuộc lĩnh vực tư pháp như: đơn khiếu nại, tố cáo cơ quan tư pháp về một vấn đề cụ thể. Ví dụ: theo quy định tại Hiến pháp thì Tòa án là một cơ quan tư pháp, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính nếu Thư ký Tòa án không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn quy định trong Luật tố tụng hành chính, mà cá nhân, cơ quan, tổ chức cảm thấy bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có thể gửi đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính để yêu cầu giải quyết, đây được coi là đơn thuộc lĩnh vực tư pháp.

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178