Những trường hợp khiếu nại về lao động không được thụ lý giải quyết
11:18 09/03/2018
những trường hợp khiếu nại về lao động không được thụ lý giải quyết như sau: Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền [...]
- Những trường hợp khiếu nại về lao động không được thụ lý giải quyết
- Khiếu nại về lao động không được thụ lý
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KHIẾU NẠI VỀ LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC THỤ LÝ
Kiến thức của bạn:- Những trường hợp khiếu nại về lao động không được thụ lý giải quyết
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về khiếu nại về lao động không được thụ lý
1. Rút khiếu nại về lao động
Điều 8 Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động quy định về rút khiếu nại về lao động như sau:
Thứ nhất: Người khiếu nại có quyền rút khiếu nại ở bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Thứ hai: Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại; đơn xin rút khiếu nại phải gửi đến người giải quyết khiếu nại.
Thứ ba: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin rút khiếu nại của người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại ra quyết định về việc đình chỉ giải quyết khiếu nại và gửi cho người rút khiếu nại, cá nhân, tổ chức liên quan. [caption id="attachment_77468" align="aligncenter" width="450"] Khiếu nại về lao động không được thụ lý[/caption]
2. Những trường hợp khiếu nại về lao động không được thụ lý giải quyết
Điều 9 Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động quy định những trường hợp khiếu nại về lao động không được thụ lý giải quyết như sau:
Thứ nhất: Quyết định, hành vi bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
Thứ hai: Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp.
Thứ ba: Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại.
Thứ tư: Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
Thứ năm: Thời hiệu khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 7 đã hết mà không có lý do theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
Thứ sáu: Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày, kể từ ngày có văn bản thông báo người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại.
Thứ bảy: Khiếu nại đã có quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật.
Thứ tám: Khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án.
3. Thời hiệu khiếu nại về lao động
Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực lao động quy định về thời hiệu khiếu nại về lao động như sau:
Thứ nhất: Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, của tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động, tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bị khiếu nại.
Thứ hai: Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
- Thủ tục khiếu nại lao động theo pháp luật hiện hành
Để được tư vấn chi tiết về khiếu nại về lao động không được thụ lý, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.