• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép....

  • Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng
  • sử dụng và phát triển rừng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng

Kiến thức của bạn:

     Quy định của pháp luật về những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quản lý, bảo vệ., sử dụng và phát triển rừng.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004

Nội dung tư vấn:      Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định:

1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

     Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

su-dung-va-phat-trien-rung

     Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.

Các hành vi bị nghiêm cấm:

  • Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép.
  • Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép.
  • Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng.
  • Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.
  • Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng.
  • Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.
  • Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp.
  • Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
  • Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non.
  • Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng.
  • Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật.
  • Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng.
  • Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

   
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178