• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những điều cần biết về hợp đồng thuê khoán tài sản. Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì? đối tượng hợp đồng thuê khoán tài sản

  • Những điều cần biết về hợp đồng thuê khoán tài sản
  • những điều cần biết về hợp đồng thuê khoán tài sản
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng thuê khoán tài sản như: Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì; Đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản; Thời hạn thuê khoán tài sản; Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản,... Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu những điều cần biết về hợp đồng thuê khoán tài sản.

1. Khái niệm hợp đồng thuê khoán tài sản

     Hợp đồng thuê khoán tài sản có thể được hiểu là môt dạng đặc biệt của hợp đồng cho thuê tài sản. Theo Điều 483, hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.

2. Đối tượng của hợp đồng thuê khoán

     Nội dung của hợp đồng thuê khoán tài sản trước hết phải thỏa mãn những quy định chung của hợp đồng cho thuê, Bên cạnh đó, có một số điều khoản riêng biệt được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

     Về đối tượng của hợp đồng thuê khoán, Điều 484 quy định:

Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Có thể thấy, đối tượng của hợp đồng phải là các loại tài sản phù hợp với nhu cầu của bên thuê khoán, đặc biệt là các tư liệu sản xuất có giá trị lớn. Nhìn chung, các đối tượng này đều có điểm chung là các loại tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của bên thuê trong nền kinh tế - xã hội. Bên thuê khoán sẽ khai thác lợi ích từ tài sản trong thời hạn dài phù hợp với nhu cầu của mình.

3. Giá thuê khoán tài sản

    Quy định tại Điều 486 BLDS 2015 thể hiện rõ nét đặc điểm về tính có đền bù của hợp đồng thuê khoán:

Giá thuê khoán là khoản tiền mà bên thuê khoán phải ttả cho bên cho thuê khoán. Giá thuê khoán do các bên thoả thuận. Nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá xác định khi đấu thầu

     Ngoài ra, giá thuê khán còn có thể thông qua đấu thầu để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh

4. Thời hạn hợp đồng thuê khoán

     Thời hạn thuê khoán được quy định theo Điều 485, BLDS 2015:

Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán

     Theo đó, pháp luật tôn trọng ý chí của các bên chủ thể, thời hạn thuê được xác định dựa trên sự thỏa thuận để phù hợp với lợi ích của mỗi bên. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì thời hạn sẽ được tính theo chu kì sản xuất, kinh doanh để bên thuê có thể hoàn thành công việc, thu được hoa lợi, lợi tức qua việc khai thác công dụng.

5. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê khoán

     Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê khoán bao gồm:

  • Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên thuê khoán tài sản khai thác công dụng của tài sản thuê khoán sai mục đích
  • Quyền được trả tiền thuê khoán đúng thời hạn, phương thức theo thỏa thuận
  • Nghĩa vụ giao tài sản thuê khoán cho bên thuê khoán theo đúng hợp đồng đã được giao kết
  • Nghĩa vụ chấp nhận sự giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán trong khấu hao đã thỏa thuận
  • Nghĩa vụ thanh toán cho bên thuê khoán tài sản chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận

     Quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoán bao gồm:

  • Quyền cho thuê lại tài sản đã thuê khoán nếu được sự đồng ý của bên cho thuê khoán tài sản
  • Quyền sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán nếu có thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán
  • Quyền hưởng hoa lợi từ tài sản thuê khoán
  • Nghĩa vụ trả tiền thuê khoán cho bên thuê và phương thức trả theo quy định
  • Nghĩa vụ khai thác tài sản thuê khoán đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận
  • Nghĩa vụ báo cáo tình hình tài sản và quá trình khai thác định kỳ để đảm bảo bên cho thuê biết về tình trạng của tài sản và có biện pháp xử lý kịp thời khi có thiệt hại
  • Nghĩa vụ bảo dưỡng, bảo quản tài sản thuê khoán
  • Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê khoán khi hợp đồng thuê khoán tài sản kết thúc
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên thuê khoán nếu làm giảm sút giá trị tài sản ngoài hao mòn tự nhiên và vượt quá khấu hao đã thỏa thuận

những điều cần biết về hợp đồng thuê khoán tài sản

6. So sánh hợp đồng thuê và hợp đồng thuê khoán tài sản

     Về đối tượng, đối tượng của hợp đồng thuê tài sản thông thường chủ yếu là tư liệu sinh hoạt còn đối tượng của hợp đồng thuê khoán là tư liệu sản xuất. Phạm vi của đối tượng thuê khoán tài sản nhìn chung sẽ hẹp hơn so với hợp đồng thuê tài sản, bao gồm: đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, súc vật, cơ sở sản xuất kinh doanh, tư liệu sản xuất cùng các trang thiết bị cần thiết.

   Về mục đích, mục đích của hợp đồng thuê tài sản thông thường là nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hoặc khai thác công dụng của tài sản vào mục đích sản xuất trong khi hợp đồng thuê khoán mục đích chủ yếu là khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản thuê khoán để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

   Về thời hạn, thời hạn của hai hợp này đều dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận khác thì thời hạn của hợp đồng thuê tài sản thông thường được xác định theo nhu cầu của bên thuê tài sản còn thời hạn đối với hợp đồng thuê khoán sẽ xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc theo mùa, vụ phù hợp với tính chất đối tượng thuê khoán. 

    Về hình thức, hợp đồng thuê tài sản có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản mà Nhà nước không kiểm soát khi chuyển nhượng hoặc tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng thuê tài sản phải được lập thành văn bản nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Tuy nhiên, hợp đồng thuê khoán tài sản phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền pháp luật nếu pháp luật có quy định. Nhà nước giám sát, kiểm ưu việc sử dụng tài sản thuê khoán là bất động sản để ngăn chặn các hành vi khai thác tài sản thuê khoán sai mục đích sử dụng mà pháp luật đã quy định.

     Về giá thuê, thông thường, việc xác định giá thuê ở cả hai loại hợp đồng sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau, nhưng nếu trong trường hợp hai bên không thỏa thuận giá thuê từ trước thì hợp đồng thuê tài sản quy định giá thuê sẽ được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giao kết hợp đồng. Còn đối với hợp đồng thuê khoán tài sản, giá thuê sẽ được xác định theo giá vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh tùy vào đối tượng tài sản thuê khoán. Sau khi đã ký kết hợp đồng, bên cho thuê trong hợp đồng thuê tài sản phải có trách nhiệm giao tài sản đúng theo thỏa thuận cụ thể là ngày tháng đã được nêu trong hợp đồng, còn hợp đồng thuê khoán quy định hai bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo (có thể yêu cầu bên thứ ba nếu như hai bên chưa thống nhất được về tình trạng của đối tượng thuê khoán).

     Về hoa lợi, lợi tức có được trong thời gian thuê mà cụ thể là gia súc, trong hợp đồng thuê tài sản, nếu tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê. Còn đối với hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra và phải chịu một nửa những thiệt hại về sức vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

     Về đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên cho thuê trong hợp đồng thuê tài sản có thể được thực hiện ngay lập tức nếu bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của bên cho thuê sẽ có thể bị hạn chế lại nếu đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán.

     Có thể thấy, dù là một dạng của hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê khoán tài sản cũng có những điểm khác biệt riêng. Việc nắm bắt được các điểm khác này sẽ giúp các bên trong giao dịch bảo đảm được các quyền và lợi ích, nghĩa vụ của mình.

Bài viết liên quan những điều cần biết về hợp đồng thuê khoán tài sản:

     Để được tư vấn những điều cần biết về hợp đồng thuê khoán tài sản, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178