• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cho mình hỏi Nhiệm vụ quyền hạn của văn thư lưu trữ trong trường học là như thế nào ạ? mình đang công tác tại 1 trường học [...............]

  • Nhiệm vụ quyền hạn của văn thư lưu trữ
  • Nhiệm vụ quyền hạn của văn thư lưu trữ
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

      Trong một môi trường giáo dục như trường học, việc quản lý thông tin và tài liệu là vô cùng quan trọng. Đó chính là nơi mà văn thư lưu trữ đóng vai trò chủ chốt. Nhiệm vụ và quyền hạn của văn thư lưu trữ trong trường học bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, từ việc tiếp nhận, phân loại, lưu trữ tài liệu đến việc phân phối thông tin cho các bộ phận liên quan. Bài viết này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Công tác văn thư lưu trữ là gì?

     Người làm công tác văn thư là người làm tất cả các công việc liên quan đến các loại văn bản, công văn giấy tờ, tài liệu được xác nhận kể từ khi soạn thảo văn bản cho đến khi tiếp nhận. Sau cùng là đến khi giải quyết xong công việc, lên kế hoạch và hoàn thiện quá trình lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào nơi lưu trữ.

2. Chức năng của văn thư lưu trữ 

      Điều 2 Thông tư 06/2015/TT-BNV chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức văn thư lưu trữ quy định chức năng của văn thư lưu trữ bao gồm

  • Phòng Văn thư – Lưu trữ giúp Chánh Văn phòng Bộ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý công tác văn thư, lưu trữ của các vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục và các tổ chức tương đương, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và thực hiện công tác văn thư, lưu trữ của Bộ.”
  • Cán bộ văn thư lưu trữ trong trường của bạn có chức năng tham mưu cho thủ trưởng cơ quan của mình và làm công tác quản lý, lưu trữ các đơn thư, giấy tờ… tại cơ quan mình.

3. Nhiệm vụ quyền hạn của văn thư lưu trữ 

     Điều 3 Thông tư 06/2015/TT-BNV chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức văn thư lưu trữ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của văn thư lưu trữ là:

     Thứ nhất: Nhiệm vụ của phòng Văn thư – Lưu trữ giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện:

  • Xây dựng, trình Bộ ban hành các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ;
  • Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Bộ về công tác văn thư, lưu trữ;
  • Xây dựng, tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về công tác văn thư, lưu trữ;
  • Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, sáng kiến vào công tác văn thư, lưu trữ;
  • Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức của Bộ;
  • Thực hiện chế độ báo cáo đột xuất, báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê tổng hợp về công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ theo quy định;
  • Thực hiện sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về công tác văn thư, lưu trữ.

     Thứ hai: Thực hiện công tác văn thư của Bộ

  • Quản lý văn bản đi, văn bản đến;
  • Quản lý sổ sách, cơ sở dữ liệu về văn bản;
  • Quản lý, sử dụng con dấu của Bộ và các loại con dấu khác được giao;
  • Hướng dẫn công chức lập hồ sơ; giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo thống kê cơ sở về công tác văn thư.

      Thứ ba: Thực hiện công tác lưu trữ của Bộ

  • Thu thập hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan;
  • Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, hướng dẫn lập hồ sơ, tài liệu điện tử;
  • Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu; thực hiện các thủ tục tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
  • Bố trí kho bảo quản và thực hiện nghiệp vụ bảo quản tài liệu;
  • Tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ;
  • Giao nộp hồ sơ, tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, báo cáo thống kê cơ sở về công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ.

      Như vậy, cán bộ làm công tác văn thư ở trường của bạn có chức năng nhiệm vụ nêu trên. Cán bộ văn thư có thể thực hiện việc chỉ đạo các giáo viên trong Nhà trường nếu được Hiểu trưởng giao cho đảm nhiệm công tác này. Còn về việc cán bộ văn thư quát mắng giáo viên, nhân viên thì vi phạm đạo đức của Đảng viên và không có chức vụ nào có quyền quát máng người khác.

Nhiệm vụ quyền hạn của văn thư lưu trữ

4. Hỏi đáp về Nhiệm vụ quyền hạn của văn thư lưu trữ

Câu hỏi 1: Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu của văn thư là gì? Điều kiện sử dụng con dấu?

Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu bao gồm:
  • Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật
  • Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
  • Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định.
Điều kiện sử dụng con dấu:
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Việc sử dụng con dấu có hình Quốc huy phải được quy định tại luật, pháp lệnh, nghị định hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ và giấy tờ có dán ảnh hoặc niêm phong tài liệu theo quy định của pháp luật thì được phép sử dụng con dấu.
  • Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Câu hỏi 2: Trường học phổ thông quy định số lượng nhân viên văn thư lưu trữ là bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT quy định:
  • Mỗi trường trung học phổ thông được bố trí tối đa 03 nhân viên lưu trữ;
  • Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh và trường trung học phổ thông chuyên được bố trí tối đa 04 người.
  • Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh có quy mô trên 400 học sinh và trường phổ thông cấp trung học phổ thông có từ 40 lớp trở lên được bố trí thêm 01 người.

Câu hỏi 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư lưu trữ trường học?

Để nâng cao chất lượng công tác văn thư lưu trữ trong trường học, có một số giải pháp được đề xuất:
  • Ban lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác văn thư lưu trữ;
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức;
  • Tăng cường đầu tư cho các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại như: máy in, máy vi tính, máy Scan...
  • Ứng dụng công nghệ trong công tác văn thư lưu trữ.

Bài viết liên quan

     Để được tư vấn chi tiết về Nhiệm vụ quyền hạn của văn thư lưu trữ trong trường học , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900.6500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178