• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

quyền hạn của Chánh án... Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán...thẩm phán được chánh án phân công

  • Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
  • quyền hạn của Chánh án
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

Kiến thức của bạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Nội dung tư vấn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo quy định tại điều 47 và điều 48 bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

1Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án

Chánh án Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Tổ chức công tác giải quyết vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
  • Quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này;
  • Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
  • Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;
  • Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này;
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật này;
  • Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo quy định của Bộ luật này hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  • Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này;
  • Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền kháng nghị quy định tại điểm g khoản 1 Điều này. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.

2. Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
  • Lập hồ sơ vụ việc dân sự.
  • Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
  • Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
  • Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.
  • Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
  • Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.
  • Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.
  • Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
  • Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.
  • Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
  • Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.
  • Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Bài viết tham khảo:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng.

  Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178