• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay. Nhận đặt cọc Giấy chứng nhận. Cá nhân, tổ chức nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Thỏa thuận nhận thế chấp

  • Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay
  • Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay

Kiến thức cho bạn:

Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về: Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay

     Xuất phát từ việc cho vay giữa các cá nhân trong xã hội hiện nay, khi nhận thức pháp luật của người cho vay và người đi vay còn hạn chế. Các thỏa thuận trong Hợp đồng vay và biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng mà hai bên thỏa thuận đều được xây dựng một cách chung chung, thiếu chi tiết. Thậm chí trong một số Hợp đồng, các thỏa thuận này còn trái với quy định pháp luật; dẫn đến khi một trong các bên vi phạm thỏa thuận trong Hợp đồng. Câu chuyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn lợi ích sẽ trở nên phức tạp. Quyền lợi của các bên không thể được bảo vệ một cách tối đa.

     Hiểu được nỗi khó của những người cho vay. Khi vừa mất tiền cho vay, lại mất công sức, thời gian, nhiều khi cả mất đi cả một mối quan hệ khi đòi lại tiền thì ... Với những trên kinh nghiệm thực tế nhiều năm giải quyết tranh chấp Hợp đồng vay tài sản. Bằng bài viết này, Công ty Luật Toàn Quốc xin hướng cụ thể các bạn điều khoản bảo đảm thực hiện Hợp đồng bằng biện pháp nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay. Nội dung cụ thể của biện pháp này như sau:

1. Nhận đặt cọc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay nhận thế chấp?

     Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa việc thế chấp và đặt cọc. Hiện nay, bên vay thường đưa cho bên cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản đặt cọc. Đảm bảo sẽ trả lại số tiền vay và lãi suất (nếu có) trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại không được xem là một tài sản để đặt cọc. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là chứng thư chứng minh quyền sử dụng đất. Việc nắm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có nghĩa là người nắm giữ giấy có quyền sử dụng thửa đất. Việc mất giấy chứng nhận không có nghĩa là mất quyền sử dụng đất.

     Như vậy, để đảm bảo quyền lợi, người cho vay thay vì nhận đặt cọc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nên áp dụng quy định nhận thế chấp quyền sử dụng đất.

     Căn cứ Điều 317, Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc thế chấp tài sản quy định:

     "Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia .

     Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp."

2. Cá nhân, tổ chức có được nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay?

Đối với người thế chấp là cá nhân, hộ gia đình:

     Căn cứ theo điểm g, khoản 1, Điều 179, Luật đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế có quyền:

     "Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;"

    Như vậy trong trường hợp này, khi người đi vay là cá nhân hoặc hộ gia đình, người cho vay không nhất thiết phải là ngân hàng vẫn có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất.

Đối với người thế chấp là tổ chức:

     Căn cứ theo điểm d, khoản 2, Điều 174, Luật đất đai 2013 quy định về tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê:

     "Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;"

     Như vậy, trong trường hợp này, khi người đi vay là tổ chức thì chỉ có tổ chức tín dụng được phép hoạt động ở Việt Nam mới được nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Còn cá nhân hoặc tổ chức khác thì không.  [caption id="attachment_72256" align="aligncenter" width="540"]Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay Nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay[/caption]

3. Thỏa thuận nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vay thế nào?

     Trước khi nhận thế chấp, bên nhận thế chấp cần kiểm tra tình trạng pháp lý của thửa đất. Kiểm tra chủ sử dụng là những ai? thửa đất có đang bị thế chấp hay không? có thuộc tài sản bị kê biên, mang ra thi hành án hay không? Thửa đất phải là tài sản đang tranh chấp hay không? ...

     Sau đó khi cho vạy, hai bên có thể thỏa thuận điều khoản thế chấp quyền sử dụng đất ngay trong hợp đồng. Hoặc có thể quy định tại một hợp đồng thế chấp riêng. Việc thỏa thuận này, hai bên cần mô tả một cách chi tiết cụ thể. Thế chấp quyền sử dụng đất tại thửa đất số? tờ bản đồ số? địa chỉ? diện tích? loại đất? Việc thế chấp này nhằm đảm bảo bên vay trả số tiền vay và lãi bao nhiêu? thời hạn vay? ...

     Cuối cùng, Hợp đồng thế chấp cần được công chứng tại Văn phòng công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo tại Văn phòng đăng ký đất đai. Sau khi đăng ký tại văn phòng đăng ký đất đai người đi vay sẽ không thể bán, tặng cho, hoặc thế chấp tại một nơi khác.

     Để được tư vấn chi tiết về nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi cho vayquý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178