Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
09:37 23/08/2019
Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
- sử dụng lao động là người chưa thành niên
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Kiến thức của bạn:
Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
Kiến thức của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 05/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động
Nội dung tư vấn: Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Thứ nhất là các nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
Theo quy định tại điều 163 Bộ luật lao động 2012, việc sử dụng lao động là người chưa thành niên phải tuân thủ theo những nguyên tắc luật định nhằm đảm bảo quyền lợi và tính đặc thù về mặt thể chất, tinh thần đối với người chưa thành niên. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên được quy định như sau:
Điều 163. Nguyên tắc sử dụng lao động là người chưa thành niên
"1. Không được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
3. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Không được sử dụng người chưa thành niên sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện khác;
5. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá."
[caption id="attachment_26096" align="aligncenter" width="364"] Sử dụng lao động là người chưa thành niên[/caption]
Thứ hai là các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên
Theo quy định tại điều 165 về các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên. Theo đó, khi ký kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên , người sử dụng phải tuyệt đối tuân thủ những công việc cấm và nơi làm việc cấm đối với người lao động là người chưa thành niên như sau:
Công việc cấm:
- Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
- Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
- Phá dỡ các công trình xây dựng;
- Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
- Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ;
- Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên.
Nơi làm việc cấm :
- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
- Công trường xây dựng;
- Cơ sở giết mổ gia súc;
- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;
- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên.
Việc pháp luật quy định như trên là hoàn toàn phù hợp với thực tế và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Do cơ thể người lao động chưa thành niên rất nhạy cảm với các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong quá trình lao động, lại thiếu kinh nghiệm phòng tránh tác hại và các rủi ro trong quá trình thực hiện nghĩa vụ lao động nên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ và nhân cách.
Mặt khác người lao động chưa thành niên vẫn còn trong độ tuổi đi học, chưa hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, do đó cần tiếp tục trau dồi thêm kiến thức cho tương lai và nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc, pháp luật quy định người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ bảo đảm để người lao động chưa thành niên học văn hoá. Điều đó đồng nghĩa với việc không được tìm cách cản trở hoặc có hành động khác làm ảnh hưởng tới việc học tập văn hoá của người lao động.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Xử lý hành vi vi phạm quy định lao động về sử dụng lao động chưa thành niên
Cách tính tiền lương cho lao động chưa thành niên
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo:
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm thất nghiệp 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội
- Tư vấn luật lao động luật sư tư vấn miễn phí gọi 1900 6178
- Tư vấn pháp luật lao động