• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thực hiện việc trả nợ là nghĩa vụ của bên vay nợ. Vậy trong trường hợp người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì giải quyết như thế nào?

  • Người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì bị xử lý như thế nào?
  • người vay tiền không còn khả năng trả nợ
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư. Tôi có vay của bạn 150 triệu để đầu tư kinh doanh, không tính lãi. Chúng tôi có thỏa thuận mỗi tháng tôi sẽ trả cho bạn mình 10 triệu đến khi hết nợ. Đến tháng 3/2020, tôi đã trả xong 60 triệu, nhưng do tình hình dịch bệnh nên việc kinh doanh của tôi cũng gặp khó khăn, không còn khả năng trả nợ cho bạn, cũng được 5 tháng rồi ạ. Bây giờ bạn tôi nói rằng nếu không trả được nợ thì sẽ kiện tôi ra tòa. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề người vay tiền không còn khả năng trả nợ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người vay tiền không còn khả năng trả nợ như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản

Căn cứ Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

       Việc cho vay tài sản thực chất là thỏa thuận dân sự của bên cho vay và bên vay tài sản. Đây là mối quan hệ thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống hiện tại. 

2. Quy định về nghĩa vụ trả nợ

Căn cứ Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

       Theo quy định trên, bên vay có trách nhiệm trả nợ cho bên cho vay theo đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận. Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay vẫn chưa trả thì còn phải trả thêm cả phần lãi theo mức lãi suất theo quy định của pháp luật. 

3. Người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì giải quyết thế nào?

     Việc người vay gặp khó khăn về kinh tế, hay vì những điều kiện, lý do khác mà không đủ tiền, không đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên vay là trường hợp người vay không còn khả năng trả nợ.
     Trong trường hợp của bạn, do bạn gặp khó khăn trong tài chính, nguyên nhân là vì dịch bệnh. Đây cũng là nguyên nhân đa số làm cho không chỉ các cá nhân mà nhiều doanh nghiệp trên cả nước rơi vào tình cảnh khó khăn. Vậy tình huống đó được giải quyết như thế nào?

3.1 Giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự

     Như đã phân tích ở trên, trả nợ là nghĩa vụ của bên vay. Do vay tài sản là giao dịch dân sự, nên nghĩa vụ này vừa thể hiện sự điều chỉnh của pháp luật, vừa thể hiện ý chí, quan hệ của 2 bên. Việc bạn gặp khó khăn do dịch bệnh, đây là tình hình chung, nên xét về tình, về đặc điểm của giao dịch dân sự, bạn không hề có ý muốn trốn tránh, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình. Có thể thấy người cho bạn vay tiền cũng là một người có tình cảm với bạn, vì người đó có thể cho bạn vay 150 triệu mà không tính lãi, còn cho bạn trả nợ thành nhiều lần trong nhiều tháng chứ không yêu cầu bạn phải trả nợ một lần. Vậy nên, bạn có thể khéo léo nói chuyện với người cho vay, thể hiện ý chí muốn trả nợ của mình nhưng do kinh tế khó khăn nên chưa thể trả được nợ ngay; bạn có thể đề nghị trả thêm một khoản lãi theo quy định tôi đã phân tích ở trên để giúp người cho vay cảm thấy hài lòng, có lòng tin, thiện cảm với bạn, để gia hạn thêm việc trả nợ.

       Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận, gia hạn việc trả nợ, người cho vay có thể khởi kiện để đòi nợ. Nếu người cho vay cung cấp được chứng cứ về việc vay nợ đó thì Tòa án sẽ ra bản án hoặc quyết định buộc bạn phải trả nợ cho người cho vay. Sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà bạn vẫn không trả được thì họ sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành bản án, quyết định đó thông qua biện pháp kê biên các tài sản đứng tên của bạn, các tài sản mà bạn có phần sở hữu và tiến hành xử lý tài sản đó trả nợ cho người cho vay.

3.2 Giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự

     Theo thông tin bạn cung cấp, nguyên nhân bạn không trả nợ cho chủ nợ là do điều kiện kinh tế, tình hình dịch bệnh mà cả nước gặp phải. Đây là lý do khách quan mà cả hai bên không mong muốn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thiện chí trả nợ, vẫn mong muốn được gia hạn thời gian trả nợ nên hành vi này chưa đủ cấu thành các hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

     Trường hợp bạn dùng thủ đoạn gian dối, sử dụng các thông tin giả được người cho vay tự nguyện đưa tiền cho bạn; hoặc  vay mượn tài sản của chủ nợ bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của họ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
       Kết luận: Cho vay tiền là giao dịch dân sự, trả nợ là nghĩa vụ mà bên vay bắt buộc phải thực hiện. Khi bạn không còn khả năng trả nợ cho bên cho vay, bạn hãy khéo léo nói chuyện, thương lượng với bên cho vay về ý chí, nguyện vọng muốn trả nợ của mình, đề cập đến nguyên nhân mà mình không thể trả nợ người cho vay có thể đồng cảm, thấu hiểu cho bạn giúp việc gia hạn thời gian trả nợ.  Trường hợp bạn không thể trả nợ đúng hạn theo như thỏa thuận của hai bên, bạn buộc trả thêm một phần lãi cho chủ nợ theo quy định của pháp luật.
 

4. Tình huống tham khảo: Giữ tài sản của người khác không giao trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

     Xin chào Luật sư. Cách đây khoảng 5 năm, tôi có vào Nam ở cùng con cháu của mình. Khi đó nhà ở và xe ô tô tôi có nhờ người hàng xóm sang ở vừa để trông nhà, vừa giúp tôi dọn dẹp nhà cửa. Hàng tháng, tôi có gửi cô ấy 5 triệu đồng coi như là công mà cô ấy giúp đỡ tôi. Hiện nay tôi muốn về nhà nhưng cô ấy khăng khăng nói đây là nhà của cô ấy, và luôn khóa trái cửa không cho tôi vào nhà. Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể khởi kiện cô ấy không và cô ấy sẽ bị xử lý như thế nào ạ?

     Căn nhà và ô tô thuộc quyền sở hữu của bạn, khi bạn chưa chuyển nhượng, sang tên cho người khác thì phần tài sản đó không thể nào bị xâm phạm trái pháp luật. Hành vi người hàng xóm không chịu giao trả nhà, còn cố tình gây khó khăn cho bạn là hành vi trái với pháp luật. Nên bạn có thể khởi kiện cô ấy để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. 

     Hành vi cố tình không trả lại nhà, xe ô tô cho bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt được quy định tại ĐIều 176 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

     Bạn chỉ cần chứng minh căn nhà và ô tô là của mình, có bằng chứng cô hàng xóm không chịu trả lại phần tài sản đó cho bạn là bạn có thể khởi kiện ra Tòa để xử lý nghiêm minh hành vi trái pháp luật của người hàng xóm. 
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề người vay tiền không còn khả năng trả nợ giải quyết thế nào? Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về quy định pháp luật về việc người vay tiền không còn khả năng trả nợ, về hợp đồng cho vay tài sản,... và các vấn đề khác có liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hoài Thương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178