Người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì bị xử lý như thế nào?
15:50 09/04/2021
Thực hiện việc trả nợ là nghĩa vụ của bên vay nợ. Vậy trong trường hợp người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì giải quyết như thế nào?
- Người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì bị xử lý như thế nào?
- người vay tiền không còn khả năng trả nợ
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư. Tôi có vay của bạn 150 triệu để đầu tư kinh doanh, không tính lãi. Chúng tôi có thỏa thuận mỗi tháng tôi sẽ trả cho bạn mình 10 triệu đến khi hết nợ. Đến tháng 3/2020, tôi đã trả xong 60 triệu, nhưng do tình hình dịch bệnh nên việc kinh doanh của tôi cũng gặp khó khăn, không còn khả năng trả nợ cho bạn, cũng được 5 tháng rồi ạ. Bây giờ bạn tôi nói rằng nếu không trả được nợ thì sẽ kiện tôi ra tòa. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Xin cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư:
Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề người vay tiền không còn khả năng trả nợ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về người vay tiền không còn khả năng trả nợ như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản
Căn cứ Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Việc cho vay tài sản thực chất là thỏa thuận dân sự của bên cho vay và bên vay tài sản. Đây là mối quan hệ thường xuyên, phổ biến trong cuộc sống hiện tại.
2. Quy định về nghĩa vụ trả nợ
Căn cứ Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Người vay tiền không còn khả năng trả nợ thì giải quyết thế nào?
3.1 Giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự
Như đã phân tích ở trên, trả nợ là nghĩa vụ của bên vay. Do vay tài sản là giao dịch dân sự, nên nghĩa vụ này vừa thể hiện sự điều chỉnh của pháp luật, vừa thể hiện ý chí, quan hệ của 2 bên. Việc bạn gặp khó khăn do dịch bệnh, đây là tình hình chung, nên xét về tình, về đặc điểm của giao dịch dân sự, bạn không hề có ý muốn trốn tránh, trì hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình. Có thể thấy người cho bạn vay tiền cũng là một người có tình cảm với bạn, vì người đó có thể cho bạn vay 150 triệu mà không tính lãi, còn cho bạn trả nợ thành nhiều lần trong nhiều tháng chứ không yêu cầu bạn phải trả nợ một lần. Vậy nên, bạn có thể khéo léo nói chuyện với người cho vay, thể hiện ý chí muốn trả nợ của mình nhưng do kinh tế khó khăn nên chưa thể trả được nợ ngay; bạn có thể đề nghị trả thêm một khoản lãi theo quy định tôi đã phân tích ở trên để giúp người cho vay cảm thấy hài lòng, có lòng tin, thiện cảm với bạn, để gia hạn thêm việc trả nợ.
3.2 Giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự
Theo thông tin bạn cung cấp, nguyên nhân bạn không trả nợ cho chủ nợ là do điều kiện kinh tế, tình hình dịch bệnh mà cả nước gặp phải. Đây là lý do khách quan mà cả hai bên không mong muốn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thiện chí trả nợ, vẫn mong muốn được gia hạn thời gian trả nợ nên hành vi này chưa đủ cấu thành các hành vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xin chào Luật sư. Cách đây khoảng 5 năm, tôi có vào Nam ở cùng con cháu của mình. Khi đó nhà ở và xe ô tô tôi có nhờ người hàng xóm sang ở vừa để trông nhà, vừa giúp tôi dọn dẹp nhà cửa. Hàng tháng, tôi có gửi cô ấy 5 triệu đồng coi như là công mà cô ấy giúp đỡ tôi. Hiện nay tôi muốn về nhà nhưng cô ấy khăng khăng nói đây là nhà của cô ấy, và luôn khóa trái cửa không cho tôi vào nhà. Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể khởi kiện cô ấy không và cô ấy sẽ bị xử lý như thế nào ạ?4. Tình huống tham khảo: Giữ tài sản của người khác không giao trả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn nhà và ô tô thuộc quyền sở hữu của bạn, khi bạn chưa chuyển nhượng, sang tên cho người khác thì phần tài sản đó không thể nào bị xâm phạm trái pháp luật. Hành vi người hàng xóm không chịu giao trả nhà, còn cố tình gây khó khăn cho bạn là hành vi trái với pháp luật. Nên bạn có thể khởi kiện cô ấy để bảo vệ các quyền và lợi ích của mình.
Hành vi cố tình không trả lại nhà, xe ô tô cho bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt được quy định tại ĐIều 176 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:
Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Chuyên viên: Hoài Thương