• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người làm chứng...Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng ....

  • Người làm chứng và quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Người làm chứng
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người làm chứng và quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Kiến thức cho bạn

Người làm chứng và quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Kiến thức của Luật sư

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn: Người làm chứng

1. Khái niệm người làm chứng

     Người làm chứng được hiểu là Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng (Điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự)

     Cần lưu ý: Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng theo quy định tại điều 77 Bộ luật tố tụng dân sự. [caption id="attachment_65920" align="aligncenter" width="555"]Người làm chứng Người làm chứng[/caption]

2. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng

Điều 78 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng bao gồm:

  • Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
  • Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
  • Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
  • Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
  • Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
  • Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
  • Bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm trước pháp luật do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác.
  • Phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
  • Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về Người làm chứng và quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng.    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178