• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015: Quy định người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở....

  • Người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
  • Người giám hộ
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NGƯỜI GIÁM HỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Kiến thức của bạn:

    Người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Giám hộ là chế định quan trọng trong Bộ luật dân sự nói riêng và hệ thống pháp luật nói chung. Những quy định chi tiết của Bộ luật dân sự về giám hộ đã phần nào đáp ứng đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn cuộc sống, góp phần không nhỏ trong việc tạo lập một định chế pháp lý thống nhất, giải quyết hiệu quả những nhu cầu trong nhân dân liên quan đến việc giám hộ, việc bảo vệ quyền lợi của người yếu thế trong giao dịch dân sự.

1. Khái niệm giám hộ

    Khoản 1 Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này…”

    Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch làm tăng tính trách nhiệm, rõ ràng trong việc giám hộ và tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thể theo dõi trong thực tế.

     Nếu như việc giám hộ không ghi nhận rõ tư cách pháp lý của người được giám hộ và người giám hộ sẽ dẫn đến sự thiếu chính xác trong việc xác định trách nhiệm của người giám hộ đối với người được giám hộ.

      Ví dụ, trong trường hợp anh cả/chị cả là người giám hộ đương nhiên cho em chưa thành niên nhưng sau đó lại không đủ điều kiện làm người giám hộ nữa thì anh/chị ruột tiếp theo là người giám hộ. Tuy nhiên theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, việc xác định thời điểm anh/chị ruột tiếp theo là người giám hộ cũng như các quan hệ dân sự mà người giám hộ trước đã tham gia đến đâu là rất khó xác định vì đây là những trường hợp giám hộ không cần đăng ký. Quy định về việc đăng ký giám hộ là một điểm mới nổi bật trong BLDS 2015. Người giám hộ

2. Người giám hộ

     Người giám hộ được quy định tại điều 48 Bộ luật dân sự 2015:

"Điều 48. Người giám hộ

1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.

2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người."

     Quy định người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý (khoản 2 Điều 48). Đây là quy định mới trong chế định giám hộ của Bộ luật dân sự năm 2015 hướng tới bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người được giám hộ, cụ thể đó là việc một người có quyền lựa chọn “trước” người giám hộ cho mình tại thời điểm mà mình có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Quy định này cho phép, một người trước khi rơi vào tình trạng cần có người giám hộ cho mình được thể hiện ý chí chủ quan của mình; đồng thời điều này cũng thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước đối với ý chí của người được giám hộ - chủ thể được coi là yếu thế trong các quan hệ pháp luật dân sự nói chung và các giao dịch dân sự nói riêng.Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ:

a. Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
  • Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
  • Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.

b. Điều kiện của pháp nhân làm người giám hộ

     Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

  • Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
  • Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

c. Hình thức giám hộ

    Luật dân sự quy định có hai hình thức giám hộ đó là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử.

  • Giám hộ đương nhiên: là hình thức do pháp luật quy định, người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Người giám hộ đương nhiên đối với người được giám hộ là những người thân thiết, gần gũi nhất đối với người được giám hộ, được xác định theo quan hệ hôn nhân hoặc tùy trường hợp cụ thể. Đối với giám hộ đương nhiên pháp luật đã quy định trước ai sẽ thuộc đối tượng có quyền giám hộ.
  • Giám hộ cử: là hình thức giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định. Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người giám hộ có trách nhiệm đề nghị một cá nhân của tổ chức làm giám hộ đều có thể trở thành người giám hộ cử. Việc cử người giám hộ được thực hiện theo 2 trường hợp cụ thể: không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật dân sự 2015.

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về người giám hộ. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178