Nghĩa vụ của cha đối với con như nào khi con bị bệnh?
10:44 29/10/2017
Nghĩa vụ của cha đối với con như nào khi con bị bệnh? Tôi năm nay 32 tuổi. Cha tôi bỏ tôi khi tôi còn trong bụng mẹ, giờ cha tôi có vợ mới và 2 đứa con...
- Nghĩa vụ của cha đối với con như nào khi con bị bệnh?
- nghĩa vụ của cha đối với con
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGHĨA VỤ CỦA CHA ĐỐI VỚI CON NHƯ NÀO KHI CON BỊ BỆNH?
Câu hỏi của bạn:
Tôi năm nay 32 tuổi. Cha tôi bỏ tôi khi tôi còn trong bụng mẹ, giờ cha tôi có vợ mới và 2 đứa con. Năm 2015 tôi bị bệnh xuất huyết não phù nề, số tiền điều trị gần 800 triệu, nhưng cha tôi không hề thăm tôi, đưa mẹ tôi được 20 triệu thôi. Cho tôi hỏi tôi có quyền thưa để chia tài sản của cha cho tôi không ạ?
Mong được câu trả lời. Cám ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Hiện nay do câu hỏi của bạn không được rõ ràng, thông tin cung cấp không được đầy đủ nên chúng tôi tư vấn giải quyết theo các trường hợp như sau:
-
Bạn là con đẻ của cha bạn, được pháp luật thừa nhận thì nghĩa vụ của cha đối với con như sau:
Như bạn trình bày thì cha bạn bỏ bạn đi khi bạn đang trong bụng mẹ, vậy khi sinh ra mẹ bạn làm thủ tục khai sinh có ghi nhận tên người cha trong Giấy khai sinh không? Nếu như trong Giấy khai sinh ghi nhận đây là cha của bạn thì nghĩa vụ của cha đối với con được xác định theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Theo đó, cha có nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Bạn năm nay 32 tuổi, bạn cũng không nói mình có bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hay không, khả năng lao động, tài sản để tự nuôi mình như nào nên chúng tôi nhận định trong trường hợp này bạn là con đã thành niên, có khả năng, tài sản tự nuôi mình. Do đó, cha bạn không bắt buộc phải trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc bạn nữa vì bạn đã trưởng thành, có cuộc sống riêng của mình. [caption id="attachment_58786" align="aligncenter" width="392"] Nghĩa vụ của cha đối với con như nào khi con bị bệnh?[/caption]
Hiện nay cũng chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào quy định việc con đã thành niên ốm đau mà cha mẹ phải hỗ trợ chi phí, trừ trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Bên cạnh đó, bạn cũng không có quyền yêu cầu cha phải chia tài sản khi cha còn sống. Việc phân chia tài sản chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của cha bạn hoặc trong trường hợp cha bạn mất không để lại di chúc định đoạt tài sản thì bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, là người được hưởng di sản thừa kế của cha bạn (Điều 650, Điều 651 BLDS).
-
Bạn là con đẻ của cha bạn nhưng chưa được pháp luật thừa nhận thì nghĩa vụ của cha đối với con như sau:
Trường hợp Giấy khai sinh chỉ ghi nhận tên người mẹ của bạn mà không có ghi tên người cha thì trước khi xem xét nghĩa vụ của cha đối với con, bạn phải chứng minh được đây là cha của bạn. Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình có quy định về quyền nhận cha, mẹ như sau:
“1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. 2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”
Theo đó, quyền nhận cha là quyền của bạn, không bị hạn chế bởi bất cứ người nào, lý do nào. Bạn có thể yêu cầu Tòa án xác định cha cho con theo thủ tục tố tụng dân sự khi người cha không muốn nhận bạn là con hoặc yêu cầu cơ quan hộ tịch thuộc UBND cấp xã giải quyết khi cả bạn và cha cùng muốn nhận nhau. Khi pháp luật đã thừa nhận bạn là con đẻ của cha thì quyền và nghĩa vụ thực hiện như phần 1 chúng tôi đã phân tích.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Xác định cha, mẹ, con thủ tục tiến hành như thế nào?
- Thai nhi có được hưởng di sản thừa kế từ bố khi bố mất?
- Bố đi lấy vợ hai con có thể được thừa kế di sản của hay không?
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo:
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178;