Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 110/2013/NĐ-CP
10:40 21/08/2018
Nghị định 67/2015/NĐ-CP... Hành vi vi phạm quy định về hồ sơ... thủ tục đề nghị bổ nhiệm bổ nhiệm lại công chứng viên... cấp thẻ công chứng viên...
- Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 110/2013/NĐ-CP
- Nghị định 67/2015/NĐ-CP
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung nghị định 110/2013/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 67/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 08 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2013/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BỔ TRỢ TƯ PHÁP, HÀNH CHÍNH TƯ PHÁP, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH, THI HÀNH ÁN DÂN SỰ, PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Phá sản ngày 19 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật; Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CPngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã- Sửa đổi Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 2như sau:
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này bao gồm:
- a) Tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; tổ chứcxã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chứchành nghề luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật; văn phòng giám định tư pháp; tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; trung tâm trọng tài, tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
- c) Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành thủ tục phá sản; ngân hàng nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản;
- d) Cơ quan, tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật với cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;”
- Sửa đổi Khoản 2 Điều 4như sau:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 11như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên, cấp thẻ công chứng viên;
- b) Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng kýhoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Sử dụng giấy tờ giả trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên;
- b) Sử dụng giấy tờ giả tronghồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng kýhoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, đàng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng;
- c) Xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật, thời gian và kết quả tập sự hành nghề công chứng để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Làm giả giấy tờ tronghồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên;
- b) Làm giả giấy tờ trong hồ sơ đề nghị thành lập, hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng kýhoạt động, đăng ký hành nghề cho công chứng viên của văn phòng công chứng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối vớihành vi quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
- b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này”.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 12như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Gian dối, không trung thực khi làm chứng, phiên dịch;
- b) Sửa chữa, tẩy xóa trái pháp luật giấy tờ, văn bản hoặc sử dụng giấy tờ, vănbản bị tẩy xóa, sửa chữa tới pháp luật để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, văn bản hoặc giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng để được công chứng hợp đồng, giao dịch; làm giả giấytờ, văn bản để được công chứng bản dịch.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Bãi bỏ Điểm b Khoản 1, Điểm h Khoản 2 Điều 13.
- Sửa đổitên Điều 13, Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm i Khoản 2 Điều 13như sau:
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối vớimột trong các hành vi sau:
- a) Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản không đúng quy định tạiKhoản 2 Điều 54 của Luật Công chứng;
- b) Công chứng di chúc trong trường hợpngười lập di chúc không tự mình yêu cầu công chứng; tại thời điểm công chứng người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
- i) Công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong trường hợp biết rõ người thừa kế từchối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác; công chứng việc từ chối nhận di sản quá thời hạn sáu tháng, kể từ ngày mở thừakế.”
- Bổ sung Điểm k Khoản 2, Khoản 3Điều 13 như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi công chứng bản dịch trong trường hợp biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.”
- Sửa đổi Điểm a, Điểm đ Khoản 1 Điều 14như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- a) Công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định tại Điều 44 của Luật Công chứng;
- Bổ sung Điểm e Khoản 1 Điều 14như sau:
- Sửa đổi Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 2 Điều 14như sau:
- a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của người yêu cầu công chứng trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- b) Công chứng hợp đồng, giao dịch mà thiếu chữ ký của công chứng viên, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu công chứng vào từng trang của hợp đồng, giao dịch; công chứng bản dịch mà thiếu chữ ký của công chứng viên, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người dịch vào từng trang của bản dịch;
- d) Không chứng kiến việc người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hoặc điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch trừ trường hợpdo pháp luật quy định.
- Bổ sungĐiểm e, Điểm g, Điểm h Khoản 2 Điều 14như sau:
- e) Không giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng;
- g) Đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
- h) Tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng.”
- Sửa đổi Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm e Khoản 3 Điều 14như sau:
- a) Công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản;
- b) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
- d) Công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng mà không có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó; không được thực hiện tại tổ chứchành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng, giao dịch đó trừ trường hợppháp luật có quy định khác;
- e) Công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;”
- Bổ sung Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm I Khoản 3 Điều 14như sau:
- i) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của vănbản công chứng, hồ sơ công chứng;
- k) Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
- l) Sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;”
- Sửa đổi Điểm b Khoản 5 Điều 14như sau:
- b) Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào.”
- Sửa đổi, bổ sung Điểm a, Điểm b Khoản 7 Điều 14như sau:
- a) Tước quyền sử dụng Thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm c, g, h Khoản 2 Điều này.
- b) Tước quyền sử dụng Thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.”
- Sửa đổi Điểm b Khoản 8 Điều 14như sau:
- b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm c, g, h Khoản 2, Điểm h Khoản 3, Khoản 4, Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều này.”
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
- Tải nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định 95/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lao động…