Năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật
16:49 27/08/2019
Năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự...
- Năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật
- Năng lực pháp luật dân sự
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Kiến thức của bạn:
Năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn:
1. Khái niệm năng lực pháp luật dân sự
Cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cá nhân - con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện với mục đích phục vụ con người, vì con người. Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Điều 16 BLDS 2015 quy định về năng lực pháp luật dân sự như sau:
"Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết."
Như vậy, theo quy định trên thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ. Năng lực pháp luật dân sự là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
2. Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự
Thứ nhất, mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ tuổi, địa vị xã hội, giới tính, tôn giáo, dân tộc...). Mọi cá nhân công dân đều có khả năng hưởng quyền như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau.
Thứ hai, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do Nhà nước quy định cho tất cả cá nhân nhưng Nhà nước cũng không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính nhân thân của chủ thể và không thể dịch chuyển cho chủ thể khác.
3. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Pháp luật ghi nhận khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự. Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho cá nhân gọi là nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.
Điều 16 BLDS 2015 quy định nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân một cách vắn tắt, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận trong tất cả các phần của BLDS. Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành ba nhóm chính:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế.
- Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó.
4. Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Khoản 3 điều 16 BLDS 2015 quy định như sau: “3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Với quy định này, pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản...
Một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: "Người sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết" vẫn được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 1900.6178