Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo năm 2018
10:01 03/01/2018
Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo năm 2018: hướng dẫn chi tiết mức hưởng phụ cấp thâm niên, cách tính hưởng phụ cấp thâm niên....
- Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo năm 2018
- phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- Hỏi đáp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHỤ CẤP THÊM NIÊN ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO
Câu hỏi của bạn:
Tôi muốn hỏi mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo quy định năm 2018 ?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
- Thông tư liên tịch số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH
Nội dung tư vấn phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
1. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo là một chính sách của Nhà nước nhằm tri ân công sức của các Nhà giáo cho sự đóng góp của nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên việc hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo không phải ai cũng đủ điều kiện được hưởng.
Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP:
“Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.”
Và điều kiện này được hướng dẫn bởi cụ thể như sau theo thông tư liên tịch số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH như sau:
“ 1. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tàu huấn luyện của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.”
Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo. [caption id="attachment_68306" align="aligncenter" width="385"] phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo[/caption]
2. Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo được quy định cụ thể tại thông tư liên tịch số: 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH như sau:
" Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%."
Mặt khác bạn cũng cần lưu ý rằng: Mức tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo dùng để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kể từ ngày 01/5/2011 trở đi. Tiền lương đóng BHXH bao gồm cả phụ cấp thâm niên nghề của các tháng đã được ghi trong sổ BHXH làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định đối với người hưởng chế độ BHXH kể từ ngày 01/5/2011 trở đi.
3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo
Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo hàng tháng được hướng dẫn bởi Điểm 1 Công văn 1177/BHXH-CSXH năm 2012:
Mức tiền phụ cấp thâm niên | = | Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng | x | Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ | x | Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng |
Trên là cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo một cách chung nhất, tuy nhiên, mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau bởi mức lương tối thiểu, hệ số lương theo ngạch...Với cách tính và hướng dẫn như trên, hy vọng bạn sẽ áp dụng vào trường hợp của mình để tính số lương hưu được hưởng một cách chính xác nhất.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về nội dung mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo năm 2018. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.