Một số quy định về hỏi tại phiên tòa dân sự
09:05 13/03/2018
Một số quy định về hỏi tại phiên tòa dân sự..hỏi người làm chứng...nguyên tắc và trình tự hỏi tại phiên tòa dân sự...hỏi nguyên đơn...
- Một số quy định về hỏi tại phiên tòa dân sự
- Hỏi tại phiên tòa
- Pháp luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Hỏi tại phiên tòa
Kiến thức cho bạn
Hỏi tại phiên tòa
Kiến thức của Luật sư
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn: Hỏi tại phiên tòa
Việc hỏi tại phiên tòa là một trong số các thủ tục trong phần tranh tụng tại phiên tòa dân sự. Nội dung, nguyên tắc và thứ tự hỏi phải tuân thủ quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Nội dung cụ thể như sau:
1. Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa
Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa phải tuân thủ theo quy định tại điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự
- Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật này, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
- Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.
2. Hỏi nguyên đơn tại phiên tòa
Điều 250 Bộ luật tố tụng dân sự quy định về việc hỏi nguyên đơn tại phiên tòa phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Trường hợp có nhiều nguyên đơn thì phải hỏi riêng từng nguyên đơn.
- Chỉ hỏi nguyên đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
- Nguyên đơn có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trả lời thay cho nguyên đơn và sau đó nguyên đơn trả lời bổ sung.
3. Hỏi bị đơn tại phiên tòa
Tương tự như khi hỏi nguyên đơn, việc hỏi bị đơn tại phiên tòa cũng phải được tuân thủ theo quy định tại điều 251 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
- Trường hợp có nhiều bị đơn thì phải hỏi riêng từng bị đơn.
- Chỉ hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu, lời trình bày của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
- Bị đơn có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trả lời thay cho bị đơn và sau đó bị đơn trả lời bổ sung
4. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được thực hiện theo điều 252 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Trường hợp có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải hỏi riêng từng người một.
- Chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu, đề nghị, lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trả lời thay cho họ và sau đó họ trả lời bổ sung.
5. Hỏi người làm chứng
Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, việc hỏi người làm chứng được quy định tại điều 253 Bộ luật tố tụng dân sự:
- Trước khi hỏi người làm chứng, chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một.
- Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết; sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
- Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi người làm chứng sau khi được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
Bài viết tham khảo:
- Một số quy định về tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
- Xét xử vắng mặt tất cả những người tham gia tố tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm
Để được tư vấn chi tiết về Một số quy định về hỏi tại phiên tòa dân sự, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn./