• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi, quy định chung về người lao động cao tuổi, bảo hiểm xã hội, y tế bắt buộc

  • Một số lưu ý khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi
  • ký hợp đồng lao động với người cao tuổi
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Ký hợp đồng lao động với người cao tuổi

Kiến thức của bạn:

     Ký hợp đồng lao động với người cao tuổi

Kiến thức của luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về ký hợp đồng lao động với người cao tuổi

     1. Quy định chung về người lao động cao tuổi

     Quy định chung về người lao động cao tuổi sẽ căn cứ vào Điều 166 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

     " 1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

     2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

     3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian." [caption id="attachment_105508" align="aligncenter" width="450"]ký hợp đồng lao động với người cao tuổi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi[/caption]

    2. Quy định pháp luật về ký hợp đồng lao động với người cao tuổi

     Nguyên tắc ký hợp đồng lao động với người cao tuổi sẽ căn cứ vào Điều 167 Bộ luật Lao động 2012 như sau:

     " 1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

     2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

   3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ."

     Ngoài ra về vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động cao tuổi khi ký hợp đồng lao động với người cao tuổi sẽ căn cứ vào Điều 186 Bộ luật Lao động 2012:

     " 1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động.

     3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định."

     Như vậy sẽ có hai trường hợp:

     - Trường hợp 1: Những người không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp gồm “Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.” (Khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động cao tuổi một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức đóng BHXH, BHYT bắt buộc, BH thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm.

     - Trường hợp 2: Nếu người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng thì công ty có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về ký hợp đồng lao động với người cao tuổi, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178