• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Môn thi thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III: Thi chuyển ngạch viên chức từ sơ cấp lên bậc cao đẳng mầm non cần thì những môn gì...

  • Môn thi thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III
  • thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MÔN THI THĂNG HẠNG GIÁO VIÊN MẦM NON TỪ HẠNG IV LÊN HẠNG III

Câu hỏi của bạn:

   Thưa Luật sự! Cho tôi hỏi thì chuyển ngạch viên chức từ sơ cấp lên bậc cao đẳng mầm non cần thì những môn gì?

Câu trả lời của luật sư:

   Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động năm 2012.
  • Thông tư 20/2015//TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã s, tiêu chun chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.
  • Dự thảo thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.

Nội dung tư vấn :

   Chuyển ngạch viên chức từ sơ cấp lên bậc cao đẳng mầm non cũng chính là thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III.

  1. Điều kiện thi thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III

     Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT có quy định như sau:
"Việc cử giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của các cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương."

   Căn cứ theo điểm đ, khoản 3 điều 5 thông tư liên tịch 20/2015/TTLT quy định về điều kiện thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III:

"đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh giáo viên mầm non hạng IV lên chức danh giáo viên mầm non hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV hoặc tương đương từ đủ 3 (ba) năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh giáo viên mầm non hạng IV từ đủ 01 (một) năm và tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trước khi thi hoặc xét thăng hạng từ đủ 01 (một) năm trở lên." [caption id="attachment_31943" align="aligncenter" width="450"]thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III Thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III[/caption]

  2. Môn thi thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III

   Căn cứ theo dự thảo mới nhất về môn thi thăng hạng giáo viên mầm non từ hạng IV lên hạng III, cụ thể tại điều 6:

   Điều 6. Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng IV lên hạng III

"1. Môn kiến thức chung

a) Hình thức thi: Tự luận hoặc trắc nghiệm do Hội đồng quyết định

b) Thời gian thi: Thi tự luận 120 phút, thi trắc nghiệm 90 phút

c) Nội dung thi: Kiểm tra những hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung và theo cấp học nói riêng; vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chính sách phát triển giáo dục phổ thông Việt Nam áp dụng vào thực tiễn để đưa ra giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế giáo dục và dạy học của ngành, lĩnh vực phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng hạng III và hiểu biết pháp luật viên chức.

Dung lượng kiến thức của đề thi và nội dung thi về lĩnh vực giáo dục và đào tạo là 70%, về pháp luật viên chức là 30%.

2. Môn chuyên môn, nghiệp vụ

a) Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc vấn đáp do Hội đồng quyết định.

b) Thời gian thi: thi trắc nghiệm 60 phút, thi vấn đáp 30 phút (chuẩn bị tối đa 20 phút, vấn đáp tối đa 10 phút/viên chức dự thi)

c) Nội dung thi: Kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn địa phương phù hợp với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III.

3. Môn ngoại ngữ

a) Hình thức thi: Trắc nghiệm

b) Thời gian thi: 60 phút

c) Nội dung: Kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết của giáo viên dự thi ở trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT do viên chức đăng ký một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật.

Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì phải thi ngoại ngữ thứ 2 ở trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT.

4. Môn Tin học

a) Hình thức thi: thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy vi tính do Hội đồng quyết định.

b) Thời gian: 60 phút

c) Nội dung thi: kiểm tra hiểu biết của viên chức dự thi về sử dụng internet và kiến thức tin học chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm. Đề thi phải đảm bảo quy định tại khoản 2 Điều 7, Thông tư số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT."

   Vậy các môn thi thăng hạng bao gồm:

  • Môn kiến thức chung
  • Môn chuyên môn, nghiệp vụ
  • Môn ngoại ngữ
  • Môn tin học

   Tuy nhiên thông tư này mới được dự thảo chưa có hiệu lực, hiện tại nếu tổ chức thi tuyển tăng hạng sẽ căn cứ theo công văn quyết định của từng địa phương. Về chi tiết hình thức thi có thể không giống nhau nhưng các môn thì thường thì không thay đổi. Bạn có thể căn cứ quy định trên để biết được môn thì gồm những môn gì để chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

   Bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

   Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

   Chuyển ngạch giáo viên mầm non theo quy định pháp luật

  Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

       
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178